ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG CONINCO (Trang 28 - 32)

Chìa khoá giúp xây dựng thành công một chương trình tuyển dụng là tuân thủ một quy trình đã được công nhận cho từng vị trí mà doanh nghiệp cần tuyển dụng:

1. Xây dựng các bản mô tả công việc rõ ràng: Các bản mô tả công việc phải ó những nhiệm vụ đặt ra cho từng vị trí, kỹ năng chuyên môn mà nhân viên phải có, cá tính, phẩm chất quan trọng ứng viên cần có để hoàn thành nhiệm vụ và những kinh nghiệm riêng có của một ứng viên so với những ứng viên khác.

2. Soạn ra một mẫu hồ sơ thành công điển hình

Ngoài việc xây dựng các bản mô tả công việc, doanh nghiệp phải soạn ra một mẫu hồ sơ của một nhân viên thành công điển hình cho các vị trí chủ chốt- những vị trí vốn có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Phác thảo quảng cáo tuyển dụng, mô tả vị trí cần tuyển dụng và các yêu cầu đặt ra cho ứng viên

Mặc dù trên thực tế có nhiều ứng viên bỏ qua những thông tin này, cứ “ tự nhiên” nộp đơn xin việc không cần suy nghĩ, thì việc mô tả công việc và yêu cầu đặt ra cho ứng viên trên quảng cáo tuyển dụng sẽ giúp giảm bớt só hồ sơ xin việc không đạt yêu cầu gửi đến doanh nghiệp.

4. Đăng quảng cáo tuyển dụng trên những phương tiện thông tin đại chúng có khả năng tiếp cận với các ứng viên tiềm năng nhiều nhất

Theo khuynh hướng hiện nay, internet đang trở thành công cụ mạnh nhất cho các quảng cáo tuyển dụng. Tuy nhiên, quảng cáo trên các bản chuyên ngành và các tờ báo địa phương đôi khi cũng có tác dụng rất tốt.

6. Xem xét lý lịch ứng viên và xác định các ứng viên tốt nhất

Số hồ sơ xin việc nhận được đôI khi vượt quá ước tính của doanh nghiệp. Trong quá trình xem xét các hồ sơ này, hãy xác định đâu là những điểm doanh nghiệp cần tìm xét về kinh nghiệm, trình độ học vấn, kỹ năng làm việc. Việc làm này xẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng xác định được các ứng viên tiềm năng.

7. Đánh giá kỹ năng và phẩm chất của ứng viên tiềm năng thông qua các công cụ đánh giá đã được công nhận

Ở các bước trên, doanh nghiệp chưa thể hiểu nhiều về ứng viên.Vì vậy, cần phải có một công cụ đánh giá đáng tin cậy nhằm phân tích những điểm mạnh thuộc về tư duy và cách ứng xử của ứng viên. Chẳng hạn, thông qua một bài kiểm tra, doanh nghiệp có thể biết ứng viên là người cẩn thận hay cẩu thả, hướng nội hay hướng ngoại, dễ chịu hay khó nhượng bộ, cởi mở với các ý tưởng mới hay là bảo thủ…Thông qua hồ sơ mẫu thành công điển hình, doanh nghiệp có thể xác định phẩm chất nào là quan trọng đối với một vị trí nào đó.

8. Thực hiện kiểm tra quá trình làm việc hoặc học tập trước đây của ứng viên nhằm phát hiện ra những vấn đề mà ứng viên chưa bộc lộ của ứng viên nhằm phát hiện ra những vấn đề mà ứng viên chưa bộc lộ ra trong các cuộc phỏng vấn và thi tuyển

9. Tuyển chọn

Không nên tin cậy vào một hoặc hai phương thức tuyển dụng để phát hiện ra ứng viên tài năng. Để tuyển được ứng viên ưng ý, nên sử dụng nhiều cách thức khác nhau, ví dụ tiến cử nhân viên có uy tín trong công ty, thông báo

tuyển dụng, thuê công ty chuyên làm dịch vụ tuyển dụng, hoặc hợp tác với chuyên viên giỏi.

10. Tìm kiếm thông tin

Khoa học kỹ thuật phát triển đã tạo nên một cuộc cách mạng thông tin và việc truy cập vào các kho thông tin, trong đó có sử dụng nguồn tin internet để đưa ra quyết định là một việc làm cần thiết

11. Quá trình phỏng vấn

Một điều rất quan trọng là các buổi phỏng vấn phải được chuẩn bị kỹ từ trước.

Có ý kiến cho rằng nên mời càng nhiều phòng ban có liên quan tham gia vào buổi phỏng vấn càng tốt. Thế nhưng điều đó lại khiến buổi phỏng vấn không thành công như mong đợi vì không có thời gian đào sâu, tìm hiểu rõ những kỹ năng của ứng viên. Một điều quan trọng nữa cần chú ý là phải có biên bản các cuộc phỏng vấn và cần có sự xem xét, phân tích thấu đáo để làm cơ sở cho những quuyết định sau này.

Tìm được một người tài giỏi phù hợp với yêu cầu của công ty không hề dễ dàng. phải phối hợp việc phân tích thông tin ứng viên và sự chuẩn bị chu đáo cho các vòng phỏng vấn để quyết định cuối cùng được rõ ràng và chính xác. II. ĐỐI VỚI NGƯỜI TUYỂN DỤNG

2.1. Hiểu rõ bản chất công việc và công ty

Người tuyển dụng cần phải biết rõ bản chất công việc là gì, những tính cách nào phù hợp để có thể chọn ra những ứng viên thích hợp nhất. Việc này cần phải được chuẩn bị tốt từ trước để không rơi vào trường hợp người tuyển dụng sẽ đánh giá và chọn sai ứng viên.

2.2. Đánh giá ứng viên thông qua tất cả những gì họ thể hiện

Có thể ứng viên không gây được ấn tượng ngay từ những phút ban đầu. Nhưng chỉ dựa vào đó để đánh giá họ thì chưa đủ. Cần đánh giá ứng viên dựa vào năng lực, kinh nghiệm của họ và yêu cầu của công việc

2.3. Có cái nhìn khách quan

Khi tuyển dụng nhân viên cho công ty nên tránh đặt tình cảm cá nhân vào công việc. Ví dụ, nhà tuyển dụng không có cảm tình với người nói quá nhiều trong khi ứng viên này cứ nói luyên thuyên về bản thân nhưng anh ta là người có tài năng và có khả năng làm tốt công việc. Tuy nhiên, anh ta không được chọn vì có những đặc điểm mà nhà tuyển dụng không thích.

2.4. Tập trung vào mục tiêu chính

Tuyển dụng để chọn ra một người phù hợp, có khả năng làm tốt công việc và thích hợp với công ty. Nhà tuyển dụng phải xoay quanh yếu tố này trong quá trình tuyển chọn. Tránh việc chọn những ứng viên theo cảm xúc mà không biết họ có thích hợp với công việc hay không.

2.5. Quản lý thời gian hiệu quả: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần phân định thời gian rõ ràng cho từng ứng viên trả lời câu hỏi và nhà tuyển dụng đặt những câu hỏi quan trọng liên quan đến công việc. Kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần phải biết được những gì cần biết về ứng viên để ra quyết định tuyển dụng.

2.6. Có kỹ năng giao tiếp tốt:

Biết rõ cách đặt câu hỏi để khai thác thông tin một cách khéo léo sẽ giúp người tuyển dụng có nhiều hơn thông tin họ cần về ứng viên, tạo thuận lợi cho việc so sánh các ứng viên. do đó, sẽ chọn ra được những ứng viên có tiềm năng

KẾT LUẬN

Dựa trên cơ sở lý thuyết trong các tài liệu và sự hướng dẫn của thầy giáo, qua tìm hiểu thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty CONINCO. Đề tài đã nêu ra và phân tích về thực trạng trong công tác tuyển dụng lao động tại công ty, đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác tuyển dụng. Song do kiến thức bản thân còn hạn chế, việc tìm tòi tài liệu còn khó khăn, việc khai thác và xin tài liệu về thực trạng tại công ty không được đầy đủ. Đề tài mới chỉ nêu ra và phân tích được về quá trình tuyển dụng cán bộ nói chung trong doanh nghiệp, chưa đi sâu phân tích trong tuyển dụng cho một chức danh cụ thể. Có những giải pháp đưa ra trên cơ sở tìm hiểu những tài liệu, những nhận định của các trung tâm, các chyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng nhằm giải quyết những tồn tại và yếu kém trong công tác tuyển dụng mà các doanh nghiệp nước ta hiên nay đang mắc phải. Đề tài sẽ hoàn thiện hơn nếu có thể tiếp cận và khai thác được cụ thể hơn về quy trình tuyển dụng tại công ty. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy giáo và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn!

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG CONINCO (Trang 28 - 32)