Đánh giá nhận thức của người dân 1 Từ phía gia đình

Một phần của tài liệu đánh giá chiến dịch truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình tại thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam giai đoạn 2009-2010 (Trang 26 - 27)

3.3.1. Từ phía gia đình

Do địa bàn thành phố Tam Kỳ là 2 khu vức hoàn toàn khác nhau. Một bên là cư dân sông ở thành phố, bên kia là cư dân sống ở khu vực nông thông, các xã lân cận ngoại thành. Do vậy, mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau. Việc tiếp cận và mức độ hiểu biết về chiến dịch truyền thông cũng có sự khác nhau.

Đôi với cư dân sống ở thành phố, đa số là nhũng người có trình độ học dân trí, cán bộ các cấp cũng sinh sống ở đây. Do vậy mức độ hiểu biết của họ cao hơn, có điều kiện và có thời gian tham gia chiến dịch. Việc tiếp cận và học hỏi các kiến thức về Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình dễ dàng do các phương tiện truyền thông đại chúng đầy đủ và rộng khắp.

Kinh tế gia đình ổn định làm cho con người tự do, mức độ tham gia các hoạt động địa phương rất cao. Mỗi một người dân đếu có nhận thức và hiểu biết tốt về kế hoạch hóa gia đình. Đa số người dân đều nhận thấy tầm quan trọng của chính sách Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình và những ảnh hưởng của việc sinh con thứ 3 trở lên.Mặt dù còn nhưng rất ít những cặp vợ chồng còn quan niệm trọng nam khinh nữ, do vậy ngày nay đa số là dân cư trên địa bàn thành phố chỉ dừng ở 2 con và nuôi dạy con cái tốt.

Đối với cư dân ở nông thôn, sự tham gia của họ cũng rất tích cực. Tuy nhiên do trình độ của họ còn thấp nên xem nhẹ công tác Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình. Hơn nữa chiến dịch truyền thông diễn ra trong những ngày mùa nên người dân không có điều kiện tham gia đầy đủ.

Một bộ phận người dân có quan niệm trọng nam khinh nữ nên mặt kệ những tác động của chiến dịch này, việc sinh con thứ 3 trở lên là chuyện vẫn thường xảy ra.

Người dân ở nông thôn đa số là ít học, trình độ văn hóa thấp, kinh tế gia đình khó khăn nên chưa có nhận thức đúng về mục đích và tầm quan trọng của chính sách dân số và thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đa số người dân thường quan tâm đến công việc và đặt vấn đề kinh tế lên hàng đầu.

Cơ sở hạ tầng ở nông thôn cũng chưa được chú trọng, nhiều nơi chưa có hệ thống truyền thanh nông thôn. Việc tiếp cận sách báo và các phương tiện truyền thông đại chúng rất hạn chế nên không có sự tác động tích cực đến nhận thức của họ. Nhận thức người dân xuất phát từ những tác động bên ngoài là chủ yếu, chẳng hạn họ có nhu cầu được tư vấn, có nhu cầu nghe thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng… để nâng trình độ dân trí, nâng cao trình độ nhận thức nhưng chính quyền địa phương chưa chú trọng tới những nhu cầu này của họ.

Một phần của tài liệu đánh giá chiến dịch truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình tại thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam giai đoạn 2009-2010 (Trang 26 - 27)