Thiết kế các trường hợp kiểm thử

Một phần của tài liệu Nhập môn công nghệ phần mềm (Trang 100 - 101)

Mục tiêu

- Tại sao phải thiết kế các trường hợp kiểm thử?

- Có khả năng hiểu và áp dụng các phương pháp thiết kế trường hợp kiểm thử.

Thiết kế các trường hợp kiểm thử (đầu vào và đầu ra) được sử dụng để kiểm thử hệ thống. Mục đích của thiết kế trường hợp kiểm thử là tạo ra một tập hợp các mẫu kiểm thử có khả năng đánh giá hiệu quả và phát hiện khiếm khuyết.

Các phương pháp thiết kế các trường hợp kiểm thử:

- Kiểm thử dựa trên các yêu cầu: Một nguyên tắc của kỹ thuật xác định yêu cầu là những yêu cầu của hệ thống phải có khả năng kiểm thử. Kiểm thử dựa trên yêu cầu là kỹ thuật kiểm thử hợp lệ, trong đó ta phải xem xét từng yêu cầu và đưa ra một tập các mẫu thử cho những yêu cầu đó.

- Kiểm thử phân hoạch: Dữ liệu đầu vào và kết quả đầu ra thường rơi vào các lớp khác nhau, trong đó tất cả các thành viên của lớp đều có quan hệ với nhau. Mỗi lớp này thường là một phân hoạch hoặc một miền ứng dụng mà chương trình chạy theo một cách thích ứng với từng thành viên của lớp. Các trường hợp kiểm thử được lựa chọn từ những phân hoạch này.

- Kiểm thử hướng cấu trúc (hoặc kiểm thử hộp trắng): Kiểm thử hướng cấu trúc đưa ra các trường hợp kiểm thử dựa theo cấu trúc chương trình. Những hiểu biết về chương trình được sử dụng để xác định các trường hợp kiểm thử bổ sung.

- Kiểm thử đường đi: Mục tiêu của kiểm thử đường đi nhằm đảm bảo rằng tập hợp các mẫu thử trên từng đường đi qua hệ thống sẽ được thực hiện ít nhất một lần. Điểm bắt đầu của kiểm thử đường đi là biểu đồ luồng chương trình, gồm các nút biểu diễn các nhánh của chương trình và các cung biểu diễn luồng điều khiển.

Một phần của tài liệu Nhập môn công nghệ phần mềm (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)