Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra định hướng chiến lược thu hút vốn FDI tập trung vào 5 lĩnh vực sau:
+ Xây dựng những công trình then chốt trong ngành công nghiệp như dầu khí, điện, xi măng, sắt, thép và hoá chất ... nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, một phần thay thế nhập khẩu, ổn định sản xuất, giảm giá đầu vào.
+ Ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn về công nghệ và kỹ thuật như điện tử, vi điện tử , tin học, công nghệ sinh học ...
+ Khuyến kích các dự án đầu tư phát triển sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu trong các công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu.
+ Chú trọng đến các dự án thuộc ngành công nghiệp dịch vụ có tỷ suất sinh lời cao như du lịch, khách sạn, sân bay, cảng khẩu ...
+ Quan tâm đến các dự án sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu, tài nguyên sẵn có của Việt Nam.
Các nền kinh tế ASEAN nói chung đều đạt trình độ cao hơn Việt Nam. Họ là nước nhận đầu tư và cũng muốn thực hiện đầu tư trực tiếp vào Việt Nam để chuyển giao một số công nghệ không còn phù hợp với họ như chi phí lao động thấp hơn, có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên chủ yếu khai thác và xuất thô... Qua đó, họ có thể vừa chuyển giao được công nghệ của họ, lại vừa có điều kiện trang bị công nghệ mới.
Mặt khác, tiềm năng vốn đầu tư của các nước ASEAN còn khá lớn so mức độ hiện nay họ đầu tư vào Việt Nam. Ví dụ như Brunây là nước có mức độ dư thừa tư bản rất cao ( dự trữ ngoại tệ là 30 tỷ USD và GDP đầu người là gần 25000 USD ) song mới chỉ có 1 dự án đầu tư vào Việt Nam.
Tuy bị ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ hai năm trước nhưng nền kinh tế các nước ASEAN đang dần hồi phục, có dấu hiệu khả quan. Mức độ tăng trưởng sẽ không còn được như trước nhưng sẽ chắc chắn, vững mạnh. Triển vọng đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ ngày càng tiến triển tốt đẹp.