Relative Strength Index (RSI)

Một phần của tài liệu Hướng dẫn phân tích kỹ thuật (Trang 37 - 38)

RSI là gì ?

RSI có lẽ là chỉ thị phổ biến nhất được nhóm người giao dịch FX sử dụng. Nó được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. để đo sức mạnh hay động lực của 1 cặp tiền tệ. Chỉ số này được tính bằng cách so sánh thành tích hiện tại của cặp tiền tệ với thành tích trong quá khứ của nó, hoặc so sánh những ngày ở trên của nó với những ngày ở dưới. Mức chia độ của RSI là 0-100, nếu điểm nào trên 70 thì được xem là vượt mua trong khi điểm nào dưới 30 thì được xem là vượt bán. Khung thời gian chuẩn của cách đo này là 14 periods mặc dù 9 và 25 periods cũng thường được sử dụng. Nói chung, càng nhiều periods thì có khuynh hướng đem lại dữ liệu càng chính xác hơn.

RSI có thể được sử dụng cho giao dịch như thế nào?

- RSI có thể được sử dụng để xác định những điều kiện vượt trội hay những sự đảo ngược của xu hướng thị trường.

RSI trên 70 được xem là vượt mua và chỉ ra tín hiệu bán. RSI dưới 30 được xem là vượt bán và sẽ ngụ ý 1 tín hiệu mua. Một vài người giao dịch xác định xu hướng dài hạn và sau đó sử dụng những chỉ số vượt trội cho điểm vào. Nếu xu hướng dài hạn là đầu cơ lên giá thì chỉ số vượt mua có thể tượng trưng cho những điểm vào tiềm năng.

- RSI có thể được sử dụng để chỉ ra sự phân kỳ

Những cơ hội giao dịch có thể được phát ra bằng cách nhìn lướt qua sự phân kỳ tích cực và tiêu cực giữa RSI và cặp tiền tệ nằm bên dưới. Ví dụ, 1 cặp tiền tệ rớt xuống nơi RSI tăng lên từ điểm thấp 15 tới 50. Với RSI, cặp nằm dưới sẽ sớm đảo ngược hướng của nó sau sự phân kỳ như vậy. Phù hợp với ví dụ này, phân kỳ xuất hiện sau chỉ số vượt mua hay vượt bán thường cung cấp những tín hiệu đáng tin hơn.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn phân tích kỹ thuật (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w