Tính hiệu quả của giải pháp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN MẠNG TRUYỀN DỮ LIỆU NÂNG CAO TÌM HIỂU CƠ CHẾ BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐỊNH TUYẾN MULTICAST CHO GIAO THỨC PBM TRÊN MẠNG MANET (Trang 25 - 27)

Để xem xét tính hiệu quả của giải pháp ta xem kết quả mô phỏng của một nghiên cứu[1]. Tính hiệu quả được xem xét ở các tiêu chí: tỉ lệ phân phát gói tin, mức trễ trung bình, control overhead và total overhead.

Với việc áp dụng giải pháp ở trên thì tỉ lệ phân phát gói tin tăng khoảng 10% trong trường hợp bị tấn công; mức trễ trung bình giảm 1,5ms khi có tấn công thu thập và sử dụng lại (replay attack), giảm 0,3ms khi có tấn công đóng vai; control overhead giảm khoảng 5%, total overhead cũng giảm 12% khi có các tấn công. Như vậy giải pháp đưa ra là có hiệu quả và giúp nâng cao được hiệu suất của giao thức.

KẾT LUẬN

Trao đổi thông tin nhanh chóng, tin cậy, mọi lúc, mọi nơi đang là nhu cầu thực tế của xã hội. Sự ra đời của mạng MANET với khả năng triển khai, áp dụng cho nhiều lĩnh vực đa dạng khác nhau hứa hẹn đáp ứng phần nào nhu cầu đó. Trong tương lai không xa mạng MANET sẽ trở nên phổ biến, vì vậy việc tìm hiểu và nghiên cứu để áp dụng công nghệ này vào cuộc sống là cần thiết. Tuy vậy, mạng MANET với những đặc trưng như

cấu hình topo mạng hay thay đổi, băng thông giới hạn, nguồn năng lượng giới hạn, không có nút mạng cố định nào thực hiện chức năng điều khiển trung tâm,... làm cho mạng có nhiều điểm yếu và dễ vị tấn công. Vì vậy việc định tuyến cũng như đảm bảo an toàn cho dữ liệu truyền đi trên mạng MANET là một trong những vấn đề đáng được quan tâm nghiên cứu. Trong tiểu luận này chúng tôi đã tập trung tìm hiểu các dạng tấn công định tuyến multicast khác nhau cũng như cơ chế đảm bảo an toàn trong giao thức PBM.

Một số kết quả chính của tiểu luận:

1. Trình bày tổng quan về lịch sử phát triển, đặc điểm cũng như ứng dụng của mạng MANET, đặc biệt là những thách thức và các dạng tấn công mạng MANET.

2. Tìm hiểu và trình bày giao thức multicast dựa trên vị trí (PBM) và lý thuyết trò chơi với khả năng ứng dụng trong viễn thông.

3. Tìm hiểu và trình bày giải pháp giúp nâng cao mức độ đảm bảo an toàn cho mạng MANET. Việc dự đoán các nút chạy trốn sử dụng lý thuyết trò chơi, đồng thời mô phỏng quan hệ giữa các nút trong mạng như một trò chơi Bayesian-Nash. Giải pháp cũng chứng tỏ được khả năng nâng cao hiệu quả của mạng trong trường hợp bị tấn công.

Bên cạnh đó, tiểu luận cũng còn những hạn chế:

1. Chương trình mô phỏng bằng NS-2 để đánh giá hiệu quả của giải pháp chưa hoạt động nên chưa thể trực tiếp kiểm chứng hiệu quả của giải pháp.

2. Chưa tìm hiểu khả năng áp dụng giải pháp cho các giao thức khác ngoài PBM.

Hướng phát triển của tiểu luận:

1. Hoàn thiện chương trình mô phỏng bằng NS-2 để trực tiếp kiểm chứng tính hiệu quả của giải pháp đã trình bày.

2. Nghiên cứu sâu hơn về lý thuyết trò chơi và khả năng áp dụng vào giải quyết các vấn đề của mạng MANET. Theo cảm nhận của chúng tôi sau khi làm tiểu luận này thì đây là một chủ đề nghiên cứu rất lý thú.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN MẠNG TRUYỀN DỮ LIỆU NÂNG CAO TÌM HIỂU CƠ CHẾ BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐỊNH TUYẾN MULTICAST CHO GIAO THỨC PBM TRÊN MẠNG MANET (Trang 25 - 27)