Mô hình tham chiếu của VDSL

Một phần của tài liệu Khả năng ứng dụng của công nghệ VDSL trong mạng truy nhập (Trang 83 - 86)

Phần lớn các DSL chủ yếu được dự định sử dụng từ một CO tới khách hàng và thứ yếu dùng từ những bộ ghép phân phối sợi quang. Trái ngược với VDSL. VDSL sẽ chủ yếu được dùng cho những vòng lặp từ một đơn vị mạng quang (ONU ), cái mà có đặc điểm là đặt tại nơi cách xa khách hàng không lớn hơn 1km. Một số các vòng lặp VDSL nối trực tiếp tới CO.

Sợi quang kết nối trực tiếp ONU tới CO. VDSL truyền dẫn qua một cáp xoắn đôi thường dùng cho vài ngàn feet từ ONU tới khách hàng. Như thấy trên hình 2.34. Nhu cầu VDSL đựơc phát triển bởi nhóm tiêu chuẩn T1E1.4 mô tả các tốc độ và khoảng cách từ ONU tới phía khách hàng.

Cáp từ mạng tới ONU có thể được kết nối trực tiếp tới ONU, hình tròn ( phương pháp nối vài ba thiết bị với nhau dọc theo buýt, quản lí các tín hiệu đối với từng thiết bị ), hay qua bộ tách quang thụ động.

Hình 2.34 Cấu trúc mạng VDSL

Công nghệ VDSL hướng tới việc cung cấp truyền dẫn tốc độ cao trên đường dây thuê bao điện thoại có độ dài không quá 1,5km. Mạng điện thoại thường có 2 dạng kiến trúc vòng thuê bao. Những nơi dân cư dày đặc hay thành phố có nhiều khách hàng ở gần tổng đài nội hạt nên VDSL có thể được cung cấp trực tiếp từ tổng đài nội hạt. cấu hình này gọi là cấu hình fiber-to-the-exchange ( FTTEx ) và được minh hoạ ở hình 2.35.

Hình 2.35

Kiến trúc FTTEx

Khi thực hiện cáp quang mở rộng vào sâu mạng hơn thì công nghệ VDSL dùng bộ ONU trong cấu hình fiber- to- the- cabinet ( FTTCab ) như minh hoạ trên hình 2.36.

CO/LEX

Đường dây xoắn đôi

Khách hàng Mạng nối tiếp VDSL Kết nối trực tiếp Mạng ONU Mạng quang thụ động

Hình 2.36 Kiến trúc FTTC

Kênh truyền dẫn là môi trường vật lí dùng để chuyển tín hiệu mang thông tin từ điểm này đến điểm khác. Trong mạng điện thoại nội hạt kênh truyền dẫn là các đôi dây xoắn được chế tạo bằng cách xoắn đôi 2 đôi dây đồng cách điện với nhau. Sau đó nhiều dây lại được xoắn chặt với nhau tạo thành sợi cáp. Từ tổng đài nội hạt hay ONU các đôi cáp sẽ toả ra và từng đôi dây xoắn sẽ rẽ ra để cung cấp dịch vụ cho thuê bao.

Trong cấu trúc FTTCab sẽ có hai kiến trúc được sử dụng là cấu trúc Hub thụ động và kiến trúc Hub tích cực.

Hình 2.37 Cấu hình VDSL có Hub thụ động

Cấu trúc Hub thụ động cho phép kết nối trực tiếp nhiều máy thu phát

Hub thụ động POTS Khách hàng POTS VDSL LPF LPF

VDSL Set- topBox or PC

VDSL Set- topBox or PC VDSL Set- topBox or PC

CO/LEX ONU

Đường dây xoắn đôi

Khách hàng Fiber

Cấu trúc Hub tích cực chỉ trên hình 2.38 cho phép có những sản phẩm lớn hơn (cả về băng tần và phạm vi) bằng việc dùng một cấu hình điểm tới điểm cho vòng lặp truyền dẫn. Hub tích cực bao gồm một bộ thu phát đơn VDSL, và các đường nối tách biệt tới mỗi cổng (được chỉ ra) hoặc là một đường bus trong nhà thuê bao (không chỉ ra).

Hình 2.38 Cấu hình VDSL có Hub tích cực

Một phần của tài liệu Khả năng ứng dụng của công nghệ VDSL trong mạng truy nhập (Trang 83 - 86)