- Hiệu năng: Chiến lược cấp phát được thiết kế nhằm duy trì một hiệu quả lớn đó
BÀI 3: XỬ LÝ VẤN TIN
3.2 Phân rã vấn tin
Phân rã vấn tin là giai đoạn đầu tiên của quá trình xử lý câu vấn tin. Nó biến đổi câu vấn tin ở dạng phép tính quan hệ thành câu vấn tin đại số quan hệ. Các vấn tin nhập xuất đều tham chiếu các quan hệ tồn cục và khơng dùng đến các thơng tin phân bố dữ liệu. Vì thế phân rã vấn tin đều giống nhau trong cả hệ thống tập trung lẫn phân tán, câu vấn tin xuất sẽ đúng về ngữ nghĩa và đạt chất lượng theo nghĩa là đã loại bỏ các hành động không cần thiết. Phân rã vấn tin có thể xem như bốn bước liên tiếp nhau: Chuẩn hố, phân tích, loại bỏ dư thừa, viết lại câu vấn tin
• Chuẩn hố
Mục đích của chuẩn hoá (normalization) là biến đổi câu vấn tin thành một dạng chuẩn để xử lý tiếp. Chuẩn hố một vấn tin nói chung gồm có đặt các lượng từ và lượng từ hoá vấn tin bằng cách áp dụng độ ưu tiên của các toán tử logic.
Với các ngôn ngữ quan hệ như SQL, biến đổi quan trọng nhất là lượng từ hoá vấn tin (mênh đề Where), có thể đó là một vị từ phi lượng từ với độ phức tạp nào đó với tất cả các lượng từ cần thiết (∀ hoặc ∃) được đặt phía trước. Có hai dạng chuẩn có thể cho vị từ, một có thứ bậc cao cho AND(∧) và loại còn lại cho thứ bậc cao OR (∨). Dạng chuẩn hội là hội (vị từ ∧) của các tuyển vị từ (các vị từ ∨):
(p11 ∨ p12 ∨….∨ p1n) ∧ …..∧ (pm1∨ pm2 ∨….∨ pmn)
trong đó pij là một vị từ đơn giản. Ngược lại, một lượng từ hoá ở dạng chuẩn tuyển như sau:
(p11 ∧ p12 ∧….∧ p1n) ∨ ….∨ (pm1∧ pm2 ∧….∧ pmn)
Biến đổi các vị từ phi lượng từ là tầm thường bằng cách sử các quy tắc tương đương cho các phép tốn logic (∧, ∨, ¬): 9
1. p1 ∧ p2 ⇔ p2 ∧ p1 2. p1 ∨ p2 ⇔ p2 ∨ p1
3. p1 ∧( p2 ∧ p3) ⇔ (p1 ∧ p2 )∧ p3
4. p1 ∨( p2 ∨ p3) ⇔ (p1 ∨ p2 )∨ p3 5. p1 ∧( p2 ∨ p3) ⇔ (p1 ∧ p2 )∨(p1∧ p3 )
6. p1 ∨( p2 ∧ p3) ⇔ (p1∨ p2 ) ∧ (p1∨ p3 ) 7. ¬(p1 ∧ p2 )⇔ ¬p1∨ ¬p2
8. ¬(p1 ∨ p2 )⇔ ¬p1 ∧¬p2 9. ¬(¬p)⇔ p
Trong dạng chuẩn tắc tuyển, câu vấn tin có thể được xử lý như các câu vấn tin con hội độc lập, được nối bằng phép hợp (tương ứng với các tuyển mệnh đề).
Nhận xét: Dạng chuẩn tuyển ít được dùng vì dẫn đến các vị từ nối và chọn trùng nhau. Dạng chuẩn hội hay dùng trong thực tế
Thí dụ 3.3:
Tìm tên các nhân viên đang làm việc ở dự án P1 trong 12 tháng hoặc 24 tháng.