Thiết kế hệ thống giao tiếp 1 Giới thiệu mô hình GOMS

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng đa phương tiện cho Mobile sử dụng hệ điều hành Android (Trang 42 - 43)

V. Thiết kế giao diện

2.Thiết kế hệ thống giao tiếp 1 Giới thiệu mô hình GOMS

2.1. Giới thiệu mô hình GOMS a. Khái niệm

GOMS là mô hình để miêu tả phản ứng, tạo ra tính tương thích với chủ thể con người. GOMS cho phép mô hình hóa sự phản ứng ở nhiều cấp độ trừu tượng, từ nhiệm vụ tới các hành động vật lý.

Mô hình GOMS: Goals – Operator – Method – Selection:

• Goals: mục đích mà người dùng muốn thực hiện. Là một cấu trúc ký pháp định nghĩa một trạng thái mong muốn, bao gồm nhiều đích con (mục tiêu cơ sở).

• Operator: các thao tác cơ bản của người dùng như: nhấn phím, rê chuột, suy nghĩ…nhằm thay đổi trạng thái (trạng thái tâm lí của người dùng hay trạng thái môi trường). Một hành động được đánh giá qua các toán hạng vào ra và thời gian cần thiết để thực hiện. Hành động có thể là cơ chế tâm lý hay đặc thù của môi trường.

• Method: Phân rã mục đích thành các mục đích con/thao tác con. Phương thức mô tả cách thức để đạt mục đích. Nó được biểu diễn dưới dạng một chuỗi có điều kiện các mục tiêu và hành động lấy từ bộ nhớ ngắn hạn. Nó không phải là kế hoạch hành động để hoàn thành nhiệm vụ mà là kết quả của kinh nghiệm được tích lũy.

• Selection: lựa chọn các phương pháp được biểu diễn dưới dạng: “Nếu điều kiện thì chọn phương pháp M”.

b. Đặc điểm

• GOMS chỉ là mô hình hiệu năng theo nghĩa liên quan đến khía cạnh phương thức của quan niệm và kỹ thuật đánh giá.

• GOMS đưa ra phương thức quan niệm giống như các nhà tin học thực hiện. Sự mô hình hoá một nhiệm vụ có thể được tinh chế hay biến đổi từ các thành phần tạo ra.

• Cung cấp cho các nhà thiết kế những hỗ trợ hình thức để đánh giá trước hiệu năng.

• Hạn chế của GOMS:

- GOMS không hỗ trợ lý thuyết để cấu trúc hoá nhiệm vụ.

- Trong GOMS , các hiện tượng được quan sát là sự hoàn thành nhiệm vụ với giả thiết là các thao tác không có lỗi. Song lỗi lại là điều khó tránh.

- GOMS quá giản lược.

Mô hình phân tích theo chu trình nhận thức

Phân tích nhiệm vụ là một quá trình nhằm tìm hiểu cách thức mà người dùng con người hiểu công việc hay cái đích thực hiện, các đối tượng mà người dùng sẽ thao tác trên đó và những tri thức họ cần có để thực thi nhiệm vụ đạt đích mong muốn.

• Một số thuật ngữ:

- Mục đích: được định nghĩa như một trạng thái của hệ thống mà người dùng muốn hoàn thành. Mục đích có thể được thực hiện bởi một số các công cụ, phương pháp, tác nhân, kỹ thuật và có thể gọi là các thiết bị, cái có thể làm thay đổi trạng thái hệ thống.

- Nhiệm vụ: là một tập có cấu trúc các hoạt động, trong đó các hành động được làm theo một trình tự nào đó. Như vậy, nhiệm vụ là cái người dùng phải làm nhằm thực hiện một mục đích đặt ra. Tại một số thời điểm, con người tương tác vật lí với thiết bị bằng cách thực hiện một hành động hay một thao tác (operation).

- Hành động: là một nhiệm vụ mà bản thân nó không bao hàm việc giải quyết vấn đề hay là một thành phần của cấu trúc điều khiển.

2.2. Thiết kế giao tiếp người dùnga. Chức năng đọc tin tức a. Chức năng đọc tin tức

• Mục đích: Đọc các thông tin mới nhất được đăng trên một số báo điện tử như vnexpress.net, dantri.com.vn...

• Nhiệm vụ: Đọc tin tức online -> gửi request tới serever -> server phân tích, xử lí request -> lấy dữ liệu từ database -> xử lí dữ liệu -> response về cho client -> hiển thị trên client.

• Thao tác: lựa chọn các mục cần xem, các tin tức cần đọc bằng cách nhấp vào phần cần chọn trên màn hình điện thoại.

• Phương thức:

- Đọc tin tức online:

Sử dụng menu để chọn mục đọc tin tức Trả về là list các bài viết mới nhất Nhấp lựa chọn bài để đọc tin chi tiết

- Server response về cho client:

Sau khi người dùng chọn mục đọc tin tức trên menu, yêu cầu được gửi tới server, server phân tích, xử lí sau đó truy xuất dữ liệu trên database để trả về list các bài viết theo các chuyên mục tương ứng ví dụ như các bài viết mới nhất,các thông tin thế giới,thể thao,du lịch…

Người dùng sau khi gửi request yêu cầu bài viết cụ thể muốn đọc server sẽ tiếp tục xử lí , lấy dữ liệu trên database và response trở lại cho client. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng đa phương tiện cho Mobile sử dụng hệ điều hành Android (Trang 42 - 43)