- Đề xuất cơ sở khoa học và thực tiễn cho tổ chức quản lý bảo tồn, phát triển bền vững tà
b) Quan điểm bảo tồn – phát triển
3.3. xuất giải pháp bảo tồn in situ các Bưởi Đoan Hùng và Hồng Gia Thanh
3.2.1. Một số nguyên lý áp dụng ở các khu bảo tồn và dân địa phương
Nguyên lý 1: Dân địa phương có những mối liên kết lâu đời với thiên nhiên và có sự hiểu biết sâu rộng về thiên nhiên. Người dân bản địa truyền thống thường góp phần quan trọng vào việc duy trì nhiều hệ sinh thái nhạy cảm trên trái đất thông qua việc sử dụng bền vững tài nguyên theo truyền thống và nền văn hoá dựa vào sự tôn trọng thiên nhiên. Do vậy, sẽ không có những xung đột gắn liền
với mục tiêu của khu vực bảo tồn và sự hiện diện của những người bản địa truyền thống trong và ngoài phạm vi khu vực. Hơn nữa, họ sẽ nhận thấy sự đúng đắn và công bằng của các bên tham gia trong việc phát triển và thực thi các chiến lược bảo tồn ảnh hưởng đến đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, vùng bờ và các nguồn tài nguyên khác của họ và đặc biệt trong việc thiết lập và quản lý các khu bảo vệ.
Nguyên lý 2: Những thoả thuận giữa các tổ chức bảo tồn (gồm các cơ quan quản lý khu bảo vệ và dân bản địa truyền thống) đối với việc thành lập và quản lý khu bảo vệ sẽ dựa vào việc tôn trọng đầy đủ đối với quyền lợi của người dân bản địa truyền thống trong việc sử dụng truyền thống và bền vững đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, vùng bờ và các nguồn tài nguyên khác của họ. Đồng thời, các thoả thuận như thế cũng sẽ thừa nhận trách nhiệm của dân bản địa họ trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, tính thống nhất sinh thái và các nguồn tài nguyên thiên nhiên chứa trong các khu bảo vệ đó.
Nguyên lý 3: Các nguyên tắc của sự phân quyền, sự tham gia, sự minh bạch và trách nhiệm giải trình sẽ được đề cập đến trong tất cả các nội dung đi đôi với lợi ích hai bên của khu bảo vệ và dân bản địa truyền thống.
Nguyên lý 4: Dân bản địa truyền thống được phân chia đầy đủ và công
bằng các lợi ích với khu bảo tồn dựa vào sự công nhận các quyền hạn của các đối tác hợp pháp.
Nguyên lý 5: Quyền hạn của dân bản địa truyền thống trong mối liên hệ với khu bảo vệ thường chịu trách nhiệm quốc tế do nhiều vùng đất, lãnh thổ, nguồn nước, vùng ven biển và các tài nguyên khác mà họ sở hữu hay sử dụng vượt qua biên giới nhiều quốc gia.
Căn cứ vào giá trị di truyền và thực trạng phát triển, quản lý bảo tồn một số loài cây ăn quả đặc sản tại tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững
3.2.2. Đề xuất các nhóm giải pháp
3.2.2.1. Nhóm giải pháp chiến lược
Với tài nguyên di truyền thực vật đã phân tích ở trên và thực trạng công tác quản lý, bảo tồn tại khu vực nghiên cứu: đội ngũ cán bộ chuyên môn phụ trách chưa phù hợp tiềm năng phát triển và nhu cầu bảo tồn; mỗi quan hệ giữa các bên liên quan đến công tác bảo tồn còn lỏng lẻo, chúng tôi đề xuất giải pháp chiến lược như sau:
a. Lồng ghép giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong khu vực
Thông dự thảo Chiến lược đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Bộ Tài nguyên và môi trường có quy định rằng nên lồng ghép kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng và phát triển sinh kế cho người dân địa phương .
Mặt khác, sự thành công hay thất bại của nhiều chính sách kinh tế xã hội khác nhau cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo tồn và mang tính đặc thù trong các giai đoạn phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, người dân sống địa phương, nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp nên việc gắn kết quyền lợi kinh tế của người dân với bảo tồn tài nguyên di truyền cây nông nghiêp là hết sức quan trọng và cần thiết lồng ghép giải pháp bảo tồn tài nguyên di truyền nông nghiệp vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong vùng phải chú ý đến đặc thù truyền thống văn hóa và kinh nghiệm bản địa của họ trong việc sử dụng tài nguyên di truyền.
b. Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng di truyền thực vật
Do người dân sống trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng, việc sản xuất kinh doanh gắn liền với lợi nhuận và vì lợi nhuận nên nhận thức và trách nhiệm về bảo tồn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần đảm bảo công tác tuyên truyền giáo dục đến tận người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết về giá trị các nguồn tài nguyên, giá trị về môi trường sinh thái đối với con người và xã hội. Để làm được điều này đòi hỏi cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành.
3.2.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách a.Chính sách tài chính và đầu tư cho bảo tồn
Tài chính thiếu hụt và không ổn định đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý, bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật. Một chính sách đầu tư quan trọng cho công tác quản lý, bảo tồn đó là khuyến khích phát triển du lịch sinh thái (du lịch miệt vườn) nhằm tạo thêm nguồn thu, bù đắp chi phí, tăng thu nhập cho người dân và chính quyền địa phương. Phú Thọ có nhiều điểm du lịch tâm linh, sinh thái độc đáo, tài nguyên động thực vật phong phú, có các quang cảnh đẹp như Đền Hùng, Suối nước nóng Thủy, thuận tiện giao thông liên tỉnh… Để nâng cao thu nhập và tạo thêm công ăn việc làm cho người dân cần phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.
b. Chính sách hỗ trợ cho người dân
Đời sống của đại đa số người dân trong khu vực phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, vốn đầu tư ban đầu (công lao động, kỹ thuật chăm sóc...)
lớn và rủi ro (do vào thời tiết, sâu bệnh, kỹ thuật chăm sóc...). Do đó, việc hỗ trợ xây dựng mô hình vườn sinh kế - đa năng, đa tác dụng với mục tiêu tạo sinh kế bền vững phối hợp với nhu cầu hộ gia đình thông qua hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho người dân là một trong những giải pháp có ý nghĩa tích cực.
3.2.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng chi phối đời sống sinh hoạt của người dân. Vì thế, để làm tốt công tác bảo tồn tài nguyên di truyền nông nghiệp, việc nghiên cứu phương án tạo nguồn thu nhập thay thế, ổn định và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu vực nghiên cứu là hết sức cần thiết.
a.Quy hoạch sử dụng đất:
Qui hoạch các khu canh tác nông nghiệp, phân bổ tài nguyền đất, diện tích canh tác nông nghiệp phù hợp, công bằng cho người dân trong khu vực canh tác, khu vực bảo tồn là việc làm cần thiết. Việc quy hoạch này phải đảm bảo cách ly về mặt sinh học đối với các giống có nguy cơ tạo ra cây lai tạp. Đồng thời quy hoạch tổ chức lại sản xuất nông lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, mở mang nhiều ngành nghề dịch vụ tạo thu nhập cho người dân tham gia bảo tồn và trực tiếp tham gia bảo tồn.
b. Xây dựng các mô hình trình diễn
Thử nghiệm, lựa chọn các hộ canh tác tiêu biểu (cây trồng cho năng suất, sản lượng cao, chất lượng tốt, thành công trong áp dụng các tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất ...) để làm mô hình trình diễn một cách thường xuyên, giúp các hộ khác có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm).
c. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, dịch vụ khuyến nông:
Hoạt động khuyến nông cần chú trọng về hỗ trợ kỹ thuật công nghệ. Ứng dụng, nhân rộng kết quả các mô hình thí điểm ra diện rộng. Cán bộ khuyến nông phải có đủ năng lực và thường xuyên hoạt động tại các thôn bản để hướng dẫn cộng đồng kỹ thuật trồng chăm sóc các loại cây trồng, phát hiện và ngăn chặn những nguy cơ gây thoái hóa và lai tạp tài nguyên. Các hoạt động khuyến nông ngoài việc phổ biến, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, cần chú ý các hoạt động bồi dưỡng kiến thức bằng các khóa tập huấn mà có sử dụng các dụng cụ trực quan và tăng thời gian thực hành ngay tại mô hình để dân hiểu rõ hơn.
3.2.2.4. Nhóm giải pháp về tổ chức – kỹ thuật
a. Giải pháp về khoa học công nghệ
điểm sinh thái học cá thể, quần thể, nghiên cứu công nghệ sinh học nhằm kiểm soát dịch bệnh và loại bỏ những tính trạng không mong muốn trong. Đồng thời có chương trình quản lý, giám sát sự chuyển biến của đa dạng sinh học trong khu vực.
b. Thúc đẩy việc sử dụng bền vững đa dạng các loài, giống cây mục tiêu
Thúc đẩy việc sử dụng bền vững đa dạng các loài cây mục tiêu thong qua các hoạt động: Khuyến khích nông dân nhân giống các loài cây có giá trị cao trong khi vẫn duy trì đa dạng loài. Ví dụ đối với cây ăn quả, đẩy mạnh nhân giống vô tính sử dụng nhiều cây đầu dòng/cây mẹ, sử dụng đa dạng gốc ghép phù hợp; tăng cường tiếp thị cho các loài/giống cây mục tiêu bằng việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý; phát triển thị trường rộng hơn, tiếp thị đa dạng tại địa phương; nâng cao nhận thức về bảo tồn ở các trường học.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
- Phú Thọ có nhiều loài cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, tiểu biểu như: các giống bưởi, các giống hồng, xoài Vân Du, vải chín sớm Hùng Long, lúa nếp gà gáy, khoai sọ tầng vàng. Trong đó, các giống bưởi Đoan Hùng (bưởi Sửu và bưởi Bằng Luân) và Hồng Gia Thanh là những giống được phát triển và bảo tồn một cách có hiệu quả.
- Nguồn lực cho công tác bảo tồn tài nguyền di truyền thực vật còn hạn chế, chưa xứng đáng với tiềm năng phát triển và yêu cầu của bảo tồn (yêu cầu cần lồng ghép các kiến thức về kỹ thuật quản lý và bảo tồn với các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng dân cư sống trong vùng.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng bền vững
TNDTTV bao gồm:Giải pháp chiến lược tập trung vào Lồng ghép giải pháp bảo
tồn và sử dụng bền vững TNDTTV vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong khu vực;Giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ người; Giải pháp về tổ chức - kỹ thuật như quy hoạch vùng canh tác đất nông nghiệp, tăng cường các hoạt động nghiên cứu, giám sát ĐDSH.
- Trong thời gian tới tác giả mong muốn nghiên cứu sâu về mối quan hệ của các bên tham gia vào quản lý TNDTTV, đặc biệt là nghiên cứu các chính sách liên quan đến bảo tồn. Cần nghiên cứu sâu hơn về vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn TNDTTV.
- Có kế hoạch nâng cao trình độ đội ngũ khuyến nông tại các địa phương để có chuyên môn, nghiệp vụ tốt, kỹ năng giao tiếp và làm việc với cộng đồng tốt, có khả năng huy động sự tham gia tích cực của nông dân và chính quyền địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (1998). Đa dạng sinh học và bảo tồn
hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam. Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, 2, 2-8.
2. Bộ Tài nguyên và môi trường. (2004). Đa dạng sinh học và bảo tồn. Hà Nội. 3. Bộ Tài nguyên và môi trường. (2011). Báo cáo quốc gia về Đa dạng sinh học.
Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và môi trường. (2012). Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội
5. Dicicco-Bloom, B., Crabtree, B.F. (2006). The qualiatative research interview. Medical Education 40, 314-321.
6. Ginsberg, J. (1998). Global conservation priority. Conservation Biology, 13(1), 5.
7. Hồ Văn Cử. (2003). Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp Bảo tồn ĐDSH tại vườn Quốc gia Yokđôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Dăklăk. Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Hà Nội
8. IUCN, U., WWF,. (1996). Cứu lấy trái đất chiến lược cho cuộc sống bền
vững. Hà Nội Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
9. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2008). Luật số 20/2008/QH12, luật Đa dạng sinh học. Hà Nội
10. Phạm Thị Sến. (2009). Bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật vườn gia đình ở nông thôn miền bắc Việt Nam. Paper presented at the Bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật vườn gia đình ở miền Bắc Việt Nam, Hải Hậu, Nam Định
11. Phạm Thị Sến. (2010). Bảo tồn institu quỹ gen cây trồng: tại sao cần và khi nào có thể? . Retrieved from Tài nguyên di truyền thực vật Việt Nam website:
12. Tran Duy Quy, N. T. N. H. (2006). In situ Conservation and Sustainable Use of Native Landraces and their Wild Relatives in Vietnam. Retrieved from 13. UBND huyện Đoan Hùng (2008). Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự án phát triển cây bưởi đặc sản Đoan Hùng.
14. Vũ Mạnh Hải, Lã Tuấn Nghĩa, Phạm Thị Sến, Vũ Văn Tùng, Vũ Linh Chi,
Vũ Xuân Trường và Lưu Quang Huy. Bảo tồn In situ tài nguyên di truyền
cây trồng ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...1
1. Tính cấp thiết ...1
2. Mục tiêu nghiên cứu...2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...2
4. Những đóng góp mới của đề tài ...2
- Đề xuất cơ sở khoa học và thực tiễn cho tổ chức quản lý bảo tồn, phát triển bền vững tài nguyên di truyền thực vật tỉnh Phú Thọ. ...2
CHƯƠNG 1...3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...3
1.1. Một số khái niệm về bảo tồn đa dạng sinh học ...3
1.1.2. Khái niệm về tài nguyên di truyền thực vật...3
1.1.3. Bảo tồn đa dạng sinh học...4
1.2. Bảo tồn in situ tài nguyên di truyền thực vật trên thế giới ...5
1.3. Bảo tồn in situ tài nguyên thực vật tại Việt Nam ...5
1.4. Đánh giá hiệu quả bảo tồn ...12
CHƯƠNG 2...13
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...13
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...13
2.2. Nội dung nghiên cứu...13
2.3. Phương pháp nghiên cứu...13
b) Quan điểm bảo tồn – phát triển...14 Quan điểm bảo tồn và phát triển tạo ra sự liên kết việc bảo tồn tài nguyên và đáp ứng những nhu cầu phát triển địa phương, bao gồm 3 thành phần chính (cách tiếp cận sau): 14
CHƯƠNG 3...17
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...17
3.1. Xác định các loài cây đặc sản tại tỉnh Phú Thọ...17
3.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn in situ các Bưởi Đoan Hùng và Hồng Gia Thanh...31
MỤC LỤC...37