Theo như phân tích ở chương 2 thì nguồn FDI tại Việt Nam từ năm 1997 liên tục giảm sút. Mặc dù năm 2000 nguồn vốn này đã bắt đầu phục hồi song lại chưa mạnh nếu không muốn nói là không đáng kể so với năm 1999. Vì vậy cần thiết phải tiếp tục có những biện pháp thúc đẩy việc thu hút thì mới mong đạt được mục tiêu tăng trưởng FDI liên tục, đạt được mức vốn thực hiện là 11 tỷ USD. Sau đây là một số giải pháp đề xuất:
3.1 Thống nhất quan điểm nhận thức chung về FDI
Khu vực FDI là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế và ngày càng phát triển cùng với tiến trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế sthế giới. đó là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, của xu hế toàn cầu hoa , khu vực hoá, hoàn toàn không phải là giải pháp nhất thời để bù đắp tình trạng thiếu vốn hiện tại. Trên tinh thần đó, cần thống nhất quan điểmnhận thức chung về FDI, đặc biệt là sự cần thiết, vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam,mối quan hệ giữa phát huy nội lực và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế,giữa thu hút FDI và bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh xã hội, bảo hộ sản xuất trong nước… Chỉ trên cơ sở thống nhất các quan điểm cơ bản mới tạo nên sự ổn định, nhất quán trong xây dựng luật pháp, chính sách, chỉ đạo điều hành hoạt động FDI.
3.2 Xây dựng danh mục kêu gọi FDI
Hàng năm hay từng thời kỳ, Việt Nam cần phải công bố danh mục các dự án quốc gia kêu gọi FDI. đây chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động xúc tiến đầu tư đồng thời cũng là một gợi ý đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các dự án được lựa chọn vào danh mục này cần phải có sự thống nhất về chủ chương và quy hoạch và được bố trí vốn làm dự án tiền khả thi. Muốn vậy chúng ta cần phải xây dựng qui hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu để xác định rõ phạn vi hoạt động của FDI và của đầu tư trong nước, đặc biệt là các nghành như điện, điện tử, xi măng, sắt thép, rượu bia, nước giải khát, sữa, mía đường,chất tẩy rửa,…
Việt Nam cũng cần nghiên cứu đánh giá để có qui hoạch phát triển mang tính khả thi vé các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinh tế, phù hợp với quy hoạch phát triển KT-Xhcủa địa phương và vùng lãnh thổ và qui hoạch phát triển nghành kinh tế –kỹ thuật. Trước mắt cần tập chung các giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- kỹ thuật- xã hội và thu hút vốn đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp đã phê duyệt.
3.3 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về FDI
a. Việt Nam cần phải tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thốngpháp luật liên quan đến đấu tư trực tiếp nước ngoài, tạo diều kiện thuận lợi pháp luật liên quan đến đấu tư trực tiếp nước ngoài, tạo diều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI phát triển theo đúng địng hướng phát triển kinh tế-xã hội và phù hợp với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc xây dựng, hoàn thiện này cần theo hướng : thiết lập mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư trông nước và đầu tư nước ngoài nhằm tạo lập môi trường ổn định, bình đẳng cho sản xuất và kinh doanh, tiến tới xoá bỏ dần sự phân biệt về chính sách đầu tư có liên quan đến quyền , nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Trước mắt, rà soát lại tất cả các loại giá cả hàng hoá, dịch vụ, lệ phí do nhà nước qui định… để cóo sự điều chỉnh hợp lý, thu hẹp và tiến tớí áp dụng mặt bằng giá thống nhất đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.