PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG DỆT MAY
I.NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC
Trong chiến lược phát triển các ngành thì ngành dệt may thuộc nhóm ngành có tính cạnh tranh cao và được ưu tiên hỗ trợ phát triển từ phía nhà nước. Nhà nước đã thi hành một số chính sách hỗ trợ cho ngành, đó là:
Tuy chế độ bao cấp đã được xoá bỏ , chính phủ vẫn thi hành những chính sách cấp vốn và hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước theo hướng tập trung vào những dự án, công trình trọng điểm, đem lại hiệu quả kinh tế đối với nền kinh tế. Doanh nghiệp dệt của nhà nước nằm trong danh mục được ưu tiên hỗ trợ đầu tư. Năm 1995 nhà nước đã đầu tư cho ngành dệt là 170,6 tỷ đồng. Năm 1996 con số này lên tới 510,4 tỷ, chiếm 4,2% tổng số nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho các ngành công ngiệp. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp dệt còn được ưu tiên trong việc vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, kể cả nguồn vốn ODA
2.Chính sách thương mại
Ngành dệt may là ngành thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu. Trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược này, nhà nước phải thi hành chính sách bảo hộ thông qua các biện pháp như thuế. Với mục tiêu này, thuế nhập khẩu đối với ngành dệt rất khác nhau. Thuế suất cao đối với các sản phẩm vải may mặc đã được sản xuất trong nước (40-50%) và thuế suất thấp đối với nguyên liệu và thiết bị nhập khẩu cần cho sản suất để xuất khẩu ( 0% ). Đến năm 2006 khi Việt Nam hoàn thành việc thực hiện CEPT/ AFTA, thuế suất nhập khẩu bảo hộ cho các doanh nghiệp dệt may sẽ bị cắt giảm xuống còn 0-5%, chứ không phải là 10-50% như hiện nay. Theo lịch trình giảm thuế để thực hiện AFTA, các sản phẩm dệt có thuế nhập khẩu cao từ 40-50% thì đến năm 2003 mới bắt đầu thực hiện giảm thuế và sẽ giảm xuống còn 5% vào năm 2006. Còn một số mặt hàng có mức thuế thấp hơn là 20% thì nhà nước đã tiến hành giảm thuế dần dần từ năm 1998 và đến năm 2006 giảm xuống còn 5%. Do vậy các doanh nghiệp dệt may phải khẳng định mình để có thể tồn tại, chiếm lĩnh thị trường trong nước và sau đó tiếp tục phấn đấu vươn lên xuất khẩu.
Bên cạnh đó để hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may vốn có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn còn hạn hẹp, nhà nước cần tổ chức các đoàn thương mại qua
lại nhau, các chuyến đi khảo sát thị trường, mở showroom, website, tham quan hội chợ triển lãm...Nên thành lập trung tâm thương mại, siêu thị thời trang dệt may hoặc trung tâm kinh tế may với các chức năng sau:
- Cung cấp những thông tin về cơ hội gia công, mua bán hàng may ở các khu vực thị trường thế giới, nhất là thị trường Mỹ.
-Cung cấp những mẫu mốt thời trang cho các doanh nghiệp
-Môi giới thuê mướn mua bán máy móc, trang thiết bị ngành may
-Tổ chức bình chọn “ Top Ten” trong sản phẩm dệt may để khuyến khích nâng cao chất lượng hàng dệt may Việt Nam
-Tư vấn kỹ thuật, buôn bán, thủ tục Hải quan...đối với các doanh nghiệp ngành may.