Ưu và nhược điểm của công nghệ WiMA

Một phần của tài liệu công nghệ wimax và khả năng phủ sóng trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 28)

Mục tiêu của tổ chức IEEE khi phát triển tiêu chuẩn 802. 16:

- Xây dựng một phạm vi chuẩn để dễ dàng cho sự phát triển và phối hợp giữa các nhà sản xuất, nhà cung cấp và cả người sử dụng.

- Thúc đẩy quá trình chứng nhận phối hợp hoạt động và tuân thủ cho các hệ thống truy nhập vô tuyến băng rộng trên toàn cầu.

Như vậy, với mục tiêu đề ra, ưu điểm của WiMAX là: • Đối với nhà sản xuất:

- Trên cơ sở tiêu chuẩn chung, nhà sản xuất có thể nhanh chóng phát triển các sản phẩm mà ít phải chi phí cho việc nghiên cứu, tạo thành phần và dịch vụ mới.

- Một nhà sản xuất có thể tập trung vào một lĩnh vực (chẳng hạn trạm gốc hay CPE) mà không cần thực hiện đầy đủ giải pháp từ đầu cuối đến đầu cuối.

• Đối với nhà cung cấp dịch vụ:

- Trên cơ sở nền tảng chung cho phép nhà cung cấp dịch vụ giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh cũng như khuyến khích sự đổi mới.

- Khả năng giảm các chi phí và mức đầu tư cho phép nhà khai thác tăng phạm vi phục vụ của mình.

- Nhà khai thác không còn phụ thuộc vào một nhà cung cấp thiết bị riêng do các sản phẩm riêng biệt của từng hãng.

• Đối với người sử dụng dịch vụ:

- Người sử dụng tại các khu vực trước đây chưa được cung cấp dịch vụ truy cập băng rộng nay có thể được sử dụng nhờ khả năng phủ sóng rộng của WiMAX.

- Nhiều nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường tạo điều kiện cho người sử dụng có thêm nhiều lựa chọn cho dịch vụ truy nhập băng rộng.

- Tạo sự cạnh tranh có lợi cho người sử dụng, giảm các chi phí dịch vụ. • Các nhược điểm của công nghệ WiMAX:

- Dải tần WiMAX sử dụng không tương thích tại nhiều quốc gia, làm hạn chế sự phổ biến công nghệ rộng rãi.

- Do công nghệ mới xuất hiện gần đây nên vẫn còn một số lỗ hổng bảo mật. - Tuy được gọi là chuẩn công nghệ nhưng thật sự chưa được “chuẩn” do hiện giờ đang sử dụng gần 10 chuẩn công nghệ khác nhau. Theo diễn dàn WiMAX chỉ mới có khoảng 12 hãng phát triển chuẩn WiMAX được chứng nhận bao gồm: Alvarion, Selex Communication, Airspan, Proxim Wilreless, Redline, Sequnas, Siemens, SR Telecom, Telsim, Wavesat, Aperto, Axxcelera.

- Công nghệ này khởi xướng từ nước Mỹ, nhưng thực sự chưa có thông tin chính thức nào đề cập đến việc Mỹ sử dụng WiMAX như thế nào, khắc phục hậu quả sự cố ra sao. Ngay cả ở Việt Nam, VNPT (với nhà thầu nước ngoài là Motorola, Alvarion) cũng đã triển khai ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, cụ thể là ở Lào Cai nhưng cũng chỉ giới hạn là các điểm truy cập Internet tại Bưu điện tỉnh, huyện chứ chưa có những kết luận chính thức về tính hiệu quả đáng kể của hệ thống.

Như vậy, có thể thấy rằng khả năng cũng như lợi ích của các hệ thống WiMAX dựa trên họ chuẩn 802. 16 là hết sức to lớn mặc dù nó vẫn tồn tại một số hạn chế. Nó cho phép nhà cung cấp dịch vụ triển khai nhanh chóng các hệ thống mạng của mình, tăng khả năng cạnh tranh đồng thời cho phép người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn, tiết kiệm hơn trong các chi phí. Điều này chính là động lực thúc đẩy các nhà sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ phát triển hệ thống WiMAX.

Một phần của tài liệu công nghệ wimax và khả năng phủ sóng trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 28)