Về phía nhà nước.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu giầy dép Việt Nam-thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 49)

III. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam.

2.Về phía nhà nước.

+ Nhà nước cần có một số chính sách khuyến khích đầu tư, giành một số vốn ưu đãi đầu tư vào ngành giầy dép và có biện pháp bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp hoặc giành những khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp ngành giầy dép nhằm tạo điều kiện cho họ có khả năng về vốn từ đó hoạt động có hiệu quả hơn.

+ Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các doanh nghiệp trong ngành da giầy đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn và công nghệ thì ngày càng có nhiều những doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài xuất hiện nhằm khai thác nguồn lao động dồi dào của chúng ta đồng thời hưởng những ưu đãi cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam mới gượng dậy được sau sự sụp đổ của những thị trường truyền thống nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình cạnh tranh với họ. Vì vậy nhà nước nên có biện pháp bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam.

+ Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động linh hoạt, các cơ quan nhà nước cần có sự thống nhất phối hợp khi đưa ra các quyết định liên quan để tránh gây phiền hà chậm chễ, tốn kém không cần thiết ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, đi cùng với nó là sự xuất hiện của nhiều ngành nghề kinh doanh. Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt này, mỗi doanh nghiệp phải tạo cho mình chỗ đứng và tìm ra hướng phát triển cho mình. Xu thế chung khắp mọi nơi là mọi người đều đổ dồn vào những lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Sản xuất và xuất khẩu giầy dép là một trong số những lĩnh vực đó. Do tính cạnh tranh cao, các doanh nghiệp cần phải tận dụng những ưu thế của mình thì mới có thể tồn tại và phát triển.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có điều kiện thích hợp cho sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm khai thác được lợi thế cạnh tranh là giá nhân công rẻ. Ngành da giầy Việt Nam nói chung và xuất khẩu giầy dép của Việt Nam nói riêng là một ngành có cơ hội phát triển mạnh. Tuy có chúng ta có gặp một số khó khăn nhưng thuận lợi đối với chúng ta cũng không ít: thị trường rộng lớn, mối quan hệ hợp tác lâu dài với những đối tác nước ngoài , sự khuyến khích của chính phủ. Vấn đề hiện nay chỉ là sự phấn đấu của bản thân chúng ta, khắc phục những điểm hạn chế, phát huy những ưu điểm để đưa ngành giầy dép xuất khẩu Việt Nam lên một mức phát triển cao hơn, chung sức cùng cả nước hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá.

MỤC LỤC

Phần mở đầu.

Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu trong thương mại quốc tế. I. Thương mại quốc tế.

1. Lý thuyết thương mại quốc tế. 2. Đặc trưng của thương mại quốc tế.

II. Xuất khẩu hàng hoá và vai trò của xuất khẩu hàng hoá. 1. Khái niệm xuất khẩu.

2. Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu. 3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu.

III. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. IV. Nội dung của hoạt động xuất khẩu.

V. Những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu.

Chương II: Thực trạng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam trong thời gian qua. I. Kim ngạch xuất khẩu.

II. Thị trường xuất khẩu. III. Mặt hàng xuất khẩu.

IV. Tình hình xuất khẩu giầy dép của tổng công ty da giầy Việt Nam. V. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam trong thời gian qua.

1. Những kết quả đạt được.

Chương III: Triển vọng xuất khẩu và một số biện pháp nhằm thúc đầy hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam.

I. Định hướng phát triển.

II. Dự báo về xuất khẩu giầy dép trong những năm tới của nước ta. 1. Dự báo về thị trường.

2. Dự báo về nhu cầu giầy dép xuất khẩu.

III. Một số biện pháp thúc đầy hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam.

1. Về phía doanh nghiệp. 2. Về phía nhà nước.

Kết luận.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu giầy dép Việt Nam-thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 49)