a. Thời gian trong thần thoại
Thời gian trong thần thoại gắn liền với bản chất của thần thoại,
không có thời gian thuần túy nằm ngoài hoặc xuyên qua sự vật một cách
trừu tượng. Thời gian thần thoại gắn chặt với sự vật. Là các thần linh thể
hiện các hình tượng tự nhiên và các chức năng của chúng, thời gian thống
nhất tuần hoàn, quay vòng tròn của các sự vật một cách vĩnh viễn như
chính sự vĩnh viễn của các thần linh.
Thời gian thần thoại là thời gian vũ trụ khép kín cho nên nó cũng có
tính khép kín, không có liên hệ trực tiếp với một thời gian lịch sử nào. Nó nằm ngoài lịch sử.Clôt Leevi- Xtrôx cũng nói thần thoại có tính ngoài thời gian nhưng với ỹ nghĩa khác nhằm chỉ tính ngôn ngữ của nó.
Bên trong thần thoại không có đầu và cuối. Bởi thời gian luôn luôn
là một khái niệm chủng loại, cho nên hành động bắt đầu từ đâu và kết thúc ở điểm nào cũng được. Cái khó của việc nghiên cứu thần thoại là nó là sản
phẩm của thời nguyên thủy nhưng lại được người sau kể lại, chép lại. sửa
chữa lại nên không dễ tìm lại hình bóng nguyên sơ. Do đó phạm trù thần
thoại là một phạm trù có tính văn hóa hơn là phạm trù thời gian nghệ thuật
b. Không gian trong sử thi
Nhìn trong tương quan với tiểu thuyết thì có thể xác định sử thi là một thời quá khứ tuyệt đối, với ba ỹ nghĩa sau: a, Quá khứ dân tộc vì nó tuyệt đối vì không có quá khứ nào trước nữa, nó là quá khứ đầu tiên. b, đó
là ký ức, ký ức cộng đồng không phải là ký ức cá nhân, không phảo là nhận
thức.c, Đó là thế giới tách hẳn với hiện tại, tách hẳn thời của người kể, người kể không thể nhìn thấy được cái đó, không sờ mó, xâm nhập được vào đó, không thể có quan niệm riêng đối với nó.
Ở sử thi cổ điển, lấy sử thi Hômer làm ví dụ, ta thấy Iliat và Ôđixê chưa có thời gian trần thuật. Tác giả vô cảm với thời gian, không hề có thời
đều đã biết rõ câu chuyện, nhưng chủ yếu tác giả sống trong môi trường
thời gian thần thoại , thời gian chỉ là sự kéo dài, muốn keeos dài bao nhiêu cũng được. Cẳng hạn kể về cái khiêm của Asin thì kể từ khi bắt đầu rèn nó, kể về bữa ăn thì kể từ khi giết súc vật. Tác giả đặt tất cả câu chuyện trên một bình diện thời gian như một chuỗi liên tục, hết cái nọ đến cái kia,
không tạo ra được bình diên thứ hai để gây đợi chờ cho người đọc. Điểm
này làm cho thời gian trần thuật của sử thi tĩnh tại, không vội vàng kể bao
lâu cũng được.
c. Thời gian trong truyện cổ tích.
Thời gian trong truyện cổ tích thể hiện tính liên tục của biến cố. Đó
là thời gian nến chắt và chỉ đo bằng sự kiện. Thời gian của chuện cổ tích
tạo thành từ các thời điểm khác nhau và các ddiemr ngắt quãng( hôm sau,
năm sau…) Thời gian được tính bằng ngày, đêm hoặc bằng vật thể( Thời
gian may áo, thời gian khâu giay, ăn uống…) Thời gian trong truyện cổ
tích là thời gian quay một chiều theo kim đồng hồ, từ thắt nút đến mở nút,
không có sự việc quay trở về quá khứ như trong tiểu thuyết. So với thời gian người kể thì thời gian cổ tích thuộc quá khứ, nhưng trong cảm thụ nó
là thời gian hiện tại kéo dài. Trong cổ tích không có thời gian để dừng lại
miêu tả hoàn cảnh và phong cảnh. Nếu có thì phong cảnh có ỹ nghĩa tích
cực.
Thời gian cổ tích không ra khỏi thời gian của truyện. Không có thời
gian xảy ra trước và cũng không có gì chờ đợi sau khi hết truyện. Nó cũng
không có vị trí trong thời gian lịch sử. Nó chỉ có ngày xửa ngày xưa, hoặc
ngày ấy có một người .
Nếu thời gian trong cổ tích có tính liên hệ với thời gian lịch sử thì đó là do người kể liên hệ chứ không phải do thời gian sự kiện. Tính khép kín,
hữu hạn của thời gian cổ tích gắn với tính khép kín không gian truyện cổ tích. Scơlôpxki nhận xét: Trong truyện cổ tích, ban đêm là thời gian để gây
chuyện, thắt nút hoặc để giải quyết trước mọi việc đối với những ai không
ngủ
d. Thời gian trong văn học trung đại
Văn học viết trung đại chịu ảnh hưởng nhiều của văn học dân gian
cho nên nhiều tác phẩm tự sự củng mang tính chất thời gian sử thi, cổ tích.
Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của các trường phái triết học trong văn học đã thể hiện rấ rõ quan niệm độc lập về thời gian.
Trong thơ trữ tình đã xuất hiện năm hình thức thời gian với các phương thức thể hiện của chúng. Đầu tiên là ý thức về thời gian sinh mệnh
của đời người. Cuộc đời ngắn ngủi chóng qua, vô thường nhất là khi so với
những gì bất biến:
Người sinh trong trờiđất
Qua nhanh như hành khách
Thứ hai là thời gian vũ trụ, thiên nhiên. Đây là thời gian bất biến
vĩnh cửu, hóa thân trong mây núi, là nơi người ta tìm thấy sự yên tĩnh để băng bó tâm hồn:
Xuống ngựa mời anh rượu
Hỏi anh đi về đâu?
Anh bảo bất đắc chí
Về nằm trong núi sâu
Đi đi, đừng hỏi nữa
Vô tận mây một màu (Vương Duy)
Thứ ba là thời gian lịch sử, cảm thấy sự hưng, vong, thịnh, suy.
Thứ tư gian sinh hoạt tính bằng buổi, ngày, với các sự thực tế.
Trong truyện trung đại, đáng chú ý là thời gian vũ trụ, tuần hoàn, luân hồi, làm cho con người có thể hóa kiếp, chết sống…
Trong thể ngâm khúc có những hình thức thời gian mới…Nhìn chung, thời gian trong văn học viết trung đại có những đặc điểm sau:
Thời gian trần thuật thuộc vào mật độ sự kiện nhiều hay ít. Phương
diện chủ quan của thời gian trần thuật chưa được phát hiện cho nên thời
gian khép kín trong sự kiện, mặc dù tính khép kín được khắc phục dần. Do tác động của quy luật cảm thụ toàn vẹn, khi kể một câu chuyện người ta kể
từ đầu cho tới cuối sự kiện, không bao giờ kể từ giữa hay từ một bộ phận
của nó. Do vậy, thời gian nghệ thuật có tính đơn hướng.
e. Thời gian trong tiểu thuyết
Thời gian trong tiểu thuyết cận, hiện đại trước thế kỷ XX đánh dấu
sự phát triển của phương diện chủ quan của nó. Sự đa dạng của hình thức
trần thuật, làm cho thời gian nghệ thuật thoát khỏi sự trói buộc của thời
gian sự kiện, nhà văn có khả năng chủ động bao quát và biểu hiện những phương diện mới của con người. Tiểu thuyết đã phát hiện yếu tố thời gian
chủ quan trong thời gian trần thuật và thời gian nhân vật, giải phóng sức
sáng tạo của nhà văn và mở đường đi vào thế giới nội tâm nhân vật. Việc
vận dụng thời gian xã hội, thời gian lịch sử và thời gian sinh hoạt đời thường tạo khả năng lý giải cuộc sống được sâu sắc giàu nội dung triết lý.
Văn học thế kỷ XX đã có thêm nhiều hình thức thời gian nghệ thuật
mới. Như: Xáo trộn các bình diện thời gian, miêu tả quá khứ trong ký ức,
khắc họa ấn tượng thời gian kéo dài trong tâm hồn so với thời gian ngắn
ngủi trong thực tế.
II.THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TỐ HỮU
Lịch sử văn học các nước trên thế giới đã cho thấy nhiều cách chiếm
lĩnh thời gian và nhiều hình thức thời gian nghệ thuật phong phú. Chủ
nghĩa cổ điển thiên về đồng nhất thời gian văn học vào thời gian khách
quan của diễn xuất trong quy tắc tam duy nhất, cái muôn thủa lấn át cái lịch
sử. Chủ ngĩa lãng mạn phủ nhận trật tự thời gian khách quan để xây dựng
một thời gian lý tưởng, từ đó phát hiện ra một thời giam lịch sử trừu tượng.
Chủ nghĩa hiện thực tìm một hướng tổng hợp giữa thời gian sinh hoạt hàng ngày của con người với thời gian lịch sử của các sự biến cố xã hội.
Văn học thế kỷ xx đã phong phú lên với nhiều hình thức thời gian
nghệ thuật mới gắn liền với tư duy liên tưởng, chiều sâu văn hóa và ý thức
về quá trình lịch sử sôi động của thế kỷ chúng ta trên lĩnh vực cách mạng
xã hội và khoa học kỹ thuật.
Trong văn học hiện thực XHCN, cái nổi bật là phát hiện lại thời gian
lịch sử, mối quan hệ thời gian lịch sử và cá nhân, sự khám phá về tương lai
xã hội.
Thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu nằm trong quỹ đạo của văn
học hiện thực XHCN thế giới, là bước phát triển của thời gian nghệ thuật trong thơ ca dân tộc với nhiều biểu hiện phong phú: thời gian lịch sử, thời
gian vận động hướng về tương lai, thời gian mùa xuân và mùa thu…Dưới đây là những biểu hiện cụ thể.
1. Thời gian lịch sử
Thời gian lịch sử là thời gian hình thành, vận động, biến đổi và phát triển của xã hội ở cả thời gian quá khứ, hiện tại lẫn tương lai.
Thời gian lịch sử là hình tượng thời gian nổi bật nhất được Tố Hữu
xây dựng thành công trong thơ với các bình diện khác nhau, khắc họa dòng thời gian vận động, mang nhịp sống lớn của thời đại. Đối chiếu thời gian trong thơ Tố Hữu với thơ mới lãng mạn hầu như thơ mới tập trung biểu
hiện thời gian cá nhân của loài người, khép kín, vắng bóng thời gian lịch
sử, xã hội. Ở đây thời gian là đại lượng tiêu cực:
Tôi như con nai bị chiều đánh lưới
Chẳng biết về đâu đứng sầu bóng tối
(Xuân Diệu)
Thời gian là nấm mồ vô tận chôn vùi tuổi xanh:
Cả dĩ vãng là chuỗi mồ vô tận
Cả tương lai là chuỗi huyệt chưa thành
Và hiện tại biết cùng chăng hỡi bạn
(Chế Lan Viên)
Thời gian trong thơ mới căn bản đó là thời gian tâm trạng, trôi trong
cảm xúc cá nhân, mang ý vị triết lý nhưng chủ yếu vẫn là thời gian đời tư. Đối với thời gian trong thơ Tố Hữu bao giờ cũng là một hiện tượng
cụ thể, lịch sử. thời gian trong thơ Tố Hữu là thời gian của con người, của
nhân dân, dân tộc. Bao giờ nhà thơ cũng miêu tả một hình tượng thời gian
lịch sử cụ thể vạch ra mối quan hệ biện chứng của nó với thời gian cá nhân.
Tố Hữu là người đầu tiên đem thời gian đời tư vào hệ quy chiếu thời đại
mới. Nếu trong thơ mới ta bắt gặp:
Xuân của đất trời nay mới đến
Trong tôi xuân đã đến lâu rồi
Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi Trong vườn thơm ngát của hồn tôi
(Xuân Diệu)
Thì với Tố Hữu:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
(Từ ấy)
Thời điểm đời tư được tính bằng sự gặp gỡ với lý tưởng cách mạng.
Trong Từ ấy hầu hết mọi thời điểm đời tư dều có thể được tính lại trong
thời gian cách mạng. Những cô gái sông Hương, Lão đầy tớ, Chị vú
em…đều có thể tái sinh trong xã hội ngày mai: Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân
Ngày mai trong giá trắng ngần
Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ
Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay (Tiếng hát sông Hương)
Ngày mai và đêm nay ở đây là thời gian xã hội, khác với thời gian năm canh dày vò đời tư của cô gái. Tố Hữu đã thể hiện rất nổi bật mối liên hệ thời gian cá nhân và thời gian lịch sử. Lích sử là tổng thể liên tục của
các thời đại và cá nhân là một khâu của thời gian lịch sử:
Tôi sẽ chết, tuy chưa về tới đích
Nhưng cần chi đã có bạn chung đời
Tung hoành trên mặt đất bốn phương trời
Trường giao chiến không một giờ phút lặng
Các cá nhân cách mạng hòa tan vào lịch sử của nhân loại:
Tôi chưa chết nghĩa là chưa hết hận
Nghĩa là chưa hết nhục của muôn loài Nghĩa là còn tranh đấu mãi không thôi Còn trù diệt cả một loại thú độc
(Tâm tư trong tù)
Trong thơ Tố Hữu, thời gian cá nhân và thời gian lịch sử hòa hợp
thành một dòng duy nhất, thống nhất, trong đó mọi thời điểm đời tư đều có
thể trở thành lịch sử và mọi thời điểm lịch sử đều có thể trở thành thời điểm
trữ tình:
Hôm nay chung một ngày sinh Ta mừng nhau, ta tự chúc mình Đất nước huy hoàng hai lăm tuổi trẻ
(Tuổi hai lăm)
Sự xuyên thấm của hai thời gian làm thời gian cá nhân mang thêm viễn cảnh của thời gian lịch sử, làm thời gian lịch sử trở nên cụ thể gần
gũi, bình thường. Tuy nhiên, trong thơ Tố Hữu càng về sau ưu thế rõ ràng thuộc về thời gian lịch sử. Các sự kiện lịch sử xuất hiện một cách cụ thể.
thơ. Thời gian lịch sử đi thâu suốt con đường thơ của tác giả và song hành cùng với con đường thơ, con đường cách mạng của ông. Từ Từ ấy khi tác
giả bắt gặp và đi theo lý tưởng cách mạng đến Việt Bắcđã có rất nhiều biến
chuyển lớn của lịch sử được ghi lại trong thơ ông. Đó là cuộc cách mạng
tháng tám kỳ vĩ.
Gió gió ơi! Hãy làm giông tố
Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi
Vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi
(Huế tháng tám)
Thành quả của cuộc cách mạng Tháng tám là sử ra đời của nhà nước
Việt Nam DCCH. Cả dân tộc chờ đón giây phút Bác Hồ đọc tuyên ngôn
độc lập:
Hôm nay sáng mùng hai tháng chín Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình (Theo chân Bác)
Năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng khắp năm châu, đuổi giặc Pháp ra khỏi bờ cõi nước ta. Nhà thơ với cảm hứng mãnh liệt
trong lòng mình đã viết nên những vần thơ ca ngợi những chiến sỹ Điện
Biên vừa trải qua năm sáu ngày đêm chiến đấu vất vả, gian khổ:
Hoan hô chiến sỹ Điện Biên Chiến sỹ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm sáu ngày đêm
Khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt
(Hoan hô chiến sỹ Điện Biên)
Sang Gió lộng cuộc kháng chiến chống Pháp kêt thúc thắng lợi, nửa đất nước được giải phóng và từng bước đi vào xây dựng XHCN. Cả miền
Tôi chạy trên miền Bắc
Hớn hở giữa mùa xuân (Trên miền Bắc mùa xuân)
Và cả miền Nam đang đấu tranh cho công cuộc giải phóng đất nước luôn luôn kiên cường, anh dũng, quyết tâm cho chiến thắng.
Tôi viết bài thơ xuân
Nghìn chín trăm sáu mốt
Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt
Nắng soi sương giọt long lanh
(Bài ca xuân 61)
Sang những bài thơ trong Ra trận, Máu và Hoa ở thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ những bài thơ của ông cũng đã ghi lại những sự kiện lịch
sử cụ thể.
- Anh chị em ơi
Hãy giương súng lên cao chào xuân 68
Xuân của Việt Nam
Xuân của lòng dũng cảm
(Chào xuân 68) - Đất nước huy hoàng hai lăm tuổi trẻ
(Tuổi 25)
Có thể nói sự cảm thụ thời gian gắn liền với ý thức về ý nghĩa của
cuộc đời, với quan niệm về thế giới lịch sử, với ước mơ lý tưởng và năng
lực hoạt động của con người. Một cuộc đòi có thể trôi nhanh như giấc
mộng, một phút đợi chờ có thể dài như trăm năm. Có kẻ say sưa quên năm
tháng, có người mãi mãi thiếu thời gian, lịch sử hàng trăm năm có khi dẫm
chân tại chỗ, không đợi chờ, say sưa quên năm tháng mà luôn luôn vận động không ngừng.
Thời gian lịch sử là hình thức vận động của xã hội từ hình thái này sang hình thái khác, từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Trong thơ Tố
Hữu sự vận động được thể hiện thành cảm giác về bước đi của thời gian