Thƣơng mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Thƣơng mại bao gồm phân phối và lƣu thông hàng hóa. Đặc điểm cơ bản khác biệt giữa doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại và doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp thƣơng mại không trực tiếp tạo ra sản phẩm. Nó đóng vai trò trung gian môi giới cho ngƣời sản xuất và tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp trực tiếp tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Doanh nghiệp thƣơng mại thừa hƣởng kết quả của doanh nghiệp sản xuất. Vì thế chi phí mà doanh nghiệp thƣơng mại bỏ ra chỉ bao gồm: Giá phải trả cho ngƣời bán và các chi phí bỏ ra để quá trình bán hàng diễn ra thuận tiện, đạt hiệu quả cao.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp thƣơng mại là lƣu chuyển hàng hóa. Quá trình lƣu chuyển hàng hóa thực chất là quá trình đƣa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua hoạt động mua bán trao đổi sản phẩm hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu hàng hóa của khách hàng..
Quá trình lƣu chuyển hàng hóa đƣợc thực hiện theo hai phƣơng thức: Bán buôn và bán lẻ. Trong đó bán buôn là phƣơng thức bán hàng cho các đơn vị thƣơng mại. Đặc điểm của hàng hóa bán buôn là hàng hóa vẫn nằm trong lƣu thông chƣa đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Do đó giá trị và giá trị sử dụng hàng hóa chƣa đƣợc thực hiện. Còn bán lẻ là phƣơng thức bán hàng trực tiếp cho ngƣời xử lý hoặc các tổ chức đơn vị kinh tế mua về mang tính chất sản xuất nội bộ .
Sự vận động hàng hóa trong kinh doanh thƣơng mại không giống nhau. Tùy thuộc vào nguồn hàng và ngành hàng khác nhau có sự vận động khác nhau. Do đó chi phí thu mua và thời gian lƣu chuyển hàng hóa cũng khác nhau giữa các loại hàng.