Bảo quản dài hạn bằng phương pháp đống sâu

Một phần của tài liệu Kỹ thuật bảo quản nguồn gen thực vật nhờ nuôi cấy in vitro (Trang 35 - 38)

VI. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

b. Bảo quản dài hạn bằng phương pháp đống sâu

 nguyên tắc: -nguyên liệu: mô chưa phân hóa, phôi soma và tổ chức đỉnh sinh trưởng -phương pháp có tác dụng làm cho nước trong tế bào bị đông lại, tế bào không có nước để thực hiện các phản ứng sinh hóa.

thực hiện:

tiền xử lý và làm khô

cẩn thận chọn những hạt nhỏ, tròn đều, dường kính từ 4-5mm

tăng nồng độ từng bước trong môi trường MS: tăng từ 1-10h ởđộsucrose lên 0.1,0.3,0.5,0.7 và 1.0M trong 5 ngày, mỗi ngày ứng với 1 nồng độ

làm khô những hạt đã được tiền xử lý trên giấy lọc vô trùng trong đĩa Petri 90mm và sấy khô trên đĩa mỏngtừ 1-10h ở nhiệt độ phòng

xác định thời gian sấy tối ưu bằng cách kiểm tra sự nảy mầm của hạt

kĩ thuật trữ lạnh

chuyển 10 hạt khô vào mỗi 2.0ml lọ cryo

làm đông nhanh bằng cách cho trực tiếp lọ cryo vào đ nito lỏng

mẫu có thể được dự trữ trong đ nito lỏng trong 10 năm

Hóa lỏng, rã đông tái tạo thành cây hoàn chỉnh

Hóa lỏng mẫu bằng cách nhúng trực tiếp lọ cryo vào nước ở 400 C trong vòng 5-10 phút

trồng những hạt đã được rã đông vào đĩa Petri chứa 25ml môi trường MS rắn gồm 30g/l sucrose, 1mg/lBAP và 0,5mg/l IBA, đặt trong tối 7 ngày đầu sau đó chiếu sáng với cường độ 35 µmol/m2/s để cây mẹ phát triển. Tốc độ hồi phục 50-70%

sau 2 tuần, chồi mọc lên từ vỏ hột nhân tạo được cấy chuyền vào môi trường MS cơ bản để giúp cho sự phat triển của chồi và hệ thống rễ và cuối cùng huấn luyện cây và chuyển ra vườn

2.2.8. Huấn luyện cây và chuyển ra vườn

cây con invitro với hệ thống rễ phát triển tốt được rửa sạch môi trường bám vào rễ

Dìm chúng trong 0.3% dithane-M45 trong vòng 5-10 phút và trồng lại trong túi poly chứa hỗn hợp đất trong vườn, cát và khoáng với tỷ lệ bằng nhau(1:1:1)

giữ độ ẩm từ 70-80%, và cường độ ánh sáng 25-30µmol/m2/s từ 3-4 tuần để

huấn luyện cây. Sau đó chuyển cây ra vườn ươm, sau 1 năm chuyển cây ra vườn.

37

C . Kết luận

Công nghệ sinh học thực sự được ứng dụng một cách có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như chọn tạo giống cây trồng, bảo vệ thực vật, khai thác sử dụng và phân phối nguồn gen và trong kỹ thuật di truyền.Ứng dụng của công nghệ sinh học thực vật được coi là quan trọng và có ý nghĩa hơn cả là nuôi cấy bảo quản invitro nguồn tài nguyên di truyền thực vật.

Bảo quản in vitro đặc biệt có giá trị đối với cây trồng sinh sản hữu tính, nhưng hạt của chúng không thể bảo quản được ở nhiệt độ và độ ẩm thấp và cây trồng nhân giống vô tính mà việc duy trì chúng trên đồng ruộng có nhiều nguy cơ thất thoát.Bảo quản in vitro trong một ngân hàng gen là một sự phối hợp của nhiều hoạt động nghiên cứu, bắt đầu là việc thu thập, phân lập, làm sạch bệnh, bảo quản đến phân phối và sử dụng.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật bảo quản nguồn gen thực vật nhờ nuôi cấy in vitro (Trang 35 - 38)