Khái niệm thiết bị đầu cuố

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài MẠNG VIỄN THÔNG (Trang 26 - 29)

Thiết bị đầu cuối là các trang thiết bị của người sử dụng để giao tiếp với mạng cung cấp dịch vụ. Hiện nay có nhiều chủng loại thiết bị đầu cuối của nhiều hãng khác nhau tùy thuộc vào từng dịch vụ (ví dụ như máy điện thoại, máy fax, máy tính cá nhân...). Thiết bị đầu cuối thực hiện chức năng chuyển đổi thông tin cần trao đổi thành các tín hiệu điện và ngược lại

I.2.5.2 Chức năng:

Khi nhắc tới thiết bị không thể không nhắc tới các giao diện chuẩn với máy móc khác, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông. Do một mạng phục vụ nhiều thiết bị đầu cuối lên giao điện giữa thiết bị đầu cuối và mạng phải được chuẩn hóa với nhau. Thiết bị đầu cuối có thể là sở hữu của một cá nhân hoặc một tập thể (các dịch vụ công cộng), nó thực hiện các chức năng cơ bản sau :

-Biến đổi thông tin của con người thành tín hiệu trong mạng (điện, quang…) và ngược lại.

- Nhận các thao tác của con người để thiết lập qua mạng công cộng.

-Với sự phát triển của công nghệ, thiết bị đầu cuối ngày càng linh hoạt, thân thiện, thông minh và gọn nhẹ hơn.

- Giao diện với con người (Man-Machine): thân thiện, dễ dùng, đa nhiệm, có thể di động….

- Giao diện với mạng (UNI - User Network Interface): phải được chuẩn hoá, tương thích với nhiều mạng, cước phí, quản lý dễ dàng, bảo mật tốt, có giao diện chuẩn để tương thích với nhiều mạng, ở nhiều vị trí khác nhau.

Các dạng thức thông tin :

-Thoại (voice) : tính thời gian thực, có thể chịu được tỉ lệ lỗi cao. - Chữ (letter) : thư tín điện báo, đòi hỏi tính chính xác.

- Hình ảo, đồ họa : Dạng tĩnh và dạng động, yêu cầu về độ rộng băng thông,tính thời gian thực, độ chính xác cao (tỉ lệ lỗi bit thấp).

I.2.5.3 Phân loại

Thiết bị đầu cuối có nhiều loại, chúng rất khác nhau về chức năng và yêu cầu dịch vụ. Thiết bị đấu cuối gồm hai loại chính sau:

+ Thiết bị đầu cuối hữu tuyến như: máy điện thoại cố định, Fax, telex, PC,

máy rút tiền tự động ATM, camera,…

+ Thiết bị đầu cuối vô tuyến như: Mobile, Wifi, Radio… III.5.3.1 Truyền dẫn hữu tuyến:

Truyền dẫn hữu tuyến thường sử dụng hai môi trường truyền dẫn quan trọng nhất là: cáp đồng và cáp quang.

* Cáp đồng, sử dụng 2 kiểu chính: cáp đối xứng và cáp đồng trục. Tín hiệu

truyền trên cáp đồng là tín hiệu điện.

- Ưu điểm: Đơn giản về mặt công nghệ, thiết bị, triển khai lắp đặt và sửa chữa.

- Nhược điểm: gây tổn hao lớn dẫn đến khả năng truyền xa nhỏ, dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu, độ bảo mật thông tin kém, dung lượng kênh truyền và băng thông thấp. Chủ yếu cáp đồng sử dụng ở lớp người sử dụng như: từ DSLAM đến thuê bao internet, từ tổng đài mạng PSTN đến thuê bao điện thoại.

* Cáp quang, sử dụng trong cáp sợi quang: Tín hiệu truyền trên sợi quang là tín hiệu ánh sáng vì thế khắc phục được những nhược điểm của việc truyền tín hiệu điện trên cáp đồng

- Ưu điểm: tín hiệu suy hao nhỏ khoảng cách giữa hai trạm lặp tăng lên nhiều lần, giảm được ảnh hưởng của nhiễu, độ bảo mật thông tin cao, dung lượng kênh truyền dẫn lớn với tốc độ cao vì thế thường được sử dụng trong các tuyến truyền dẫn từ lớp Access trở lên.

- Nhược điểm: phức tạp về mặt công nghệ, thiết bị.

* Truyền dẫn vô tuyến

Trong mạng viễn thông Viettel hiện đang sử dụng truyền dẫn vô tuyến có hai loại là: Truyền dẫn Viba và truyền dẫn qua Vệ tinh(VSAT).

Truyền dẫn vô tuyến chuyển tiếp bằng Viba của Viettel thường sử dụng những băng tần số 7GHz, 15GHz, 17GHz.

- Ưu điểm: lớn nhất của truyền dẫn vô tuyến so với truyền dẫn cáp là không cần bất kỳ một đường dây dẫn nào. Được sử dụng trong các địa hình khó khăn thi công hệ thống truyền dẫn quang và truyền dẫn trong môi trường không gian tự do và trong tầm nhìn thẳng. Các hệ thống vô tuyến được lắp đặt nhanh gọn, không cần đào xới, chi phí đầu tư ít.

- Nhược điểm: Dung lượng thấp, chất lượng đường truyền không ổn định, suy hao lớn do ảnh hưởng của thời thiết: mưa, gió, bão,…

* Truyền dẫn vệ tinh.

Trong thông tin vệ tinh, thiết bị chuyển tiếp trung gian chuyển động theo quỹ đạo xung quanh trái đất thay vì được thiết lập cố định trên mặt đất. Trạm mặt đất truyền thông tin đến vệ tinh bằng một tần số, vệ tinh tái tạo và truyền thông tin đó trở về bằng một tần số khác. Các băng tần sử dụng trong truyền dẫn vệ tinh: Bảng 1.4: Các băng tần sử dụng trong truyền dẫn vệ tinh

STT Băng tần Uplink (GHz) Downlink (Ghz)

1 Băng C 5GHz (5,925 - 6,425) 3GHz (3,7 - 4,2) 2 Băng C+ 5GHz (5,850 - 6,925) 3GHz (3,4 - 3,7) 3 Băng Ku 14GHz (14 - 14.5) 11GHz (11.7 - 12.2) 4 Băng Ku+ 14GHz (13.75 - 14.5) 11GHz (12.25 - 12.75)

Các vệ tinh sử dụng trong viễn thông thường được định vị tại quỹ đạo địa tĩnh, vị trí được coi là không thay đổi tại mọi thời điểm nếu nhìn từ điểm quan sát tại trạm mặt đất. Khoảng cách đến quỹ đạo này khoảng 36.000km tính từ trái đất nên trễ truyền dẫn xấp xỉ 240ms từ trạm mặt đất phát đến trạm Vệ tinh thu. Người nói phải chờ trả lời khoảng 0,5 giây, điều này làm gián đoạn thông tin liên tục. Một vấn đề khác đối với truyền thông vệ tinh là tiếng vọng, thông thường tiếng vọng cũng bị trễ khoảng 0,5 giây.

Trong mạng viễn thông Viettel sử dụng thông tin vệ tinh trong một số trường hợp sau:

+ Tích hợp trạm BTS qua đường vệ tinh.

Ưu điểm: do tính phức tạp của địa hình, địa lý tại một số nơi như miền núi, hải đảo…giải pháp truyền dẫn bằng cáp quang, cáp đồng hay viba không có tính khả thi cao, và không tối ưu chính vì thế việc kết nối truyền dẫn giữa BTS và BSC thông qua đường truyền vệ tinh sẽ là tối ưu nhất cho việc phát sóng trạm mới để mở rộng vùng phủ, và giải pháp này được gọi là truyền dẫn Abis qua đường vệ tinh.

Nhược điểm: là dung lượng đường truyền thấp, chất lượng tín hiệu bị ảnh hưởng của thời tiết, trễ lớn, chi phí cao.

Ngày nay khi các loại hình dịch vụ rất đa dạng và có chất lượng cũng rất khác nhau. Điều đó dẫn đến các thiết bị đầu cuối cũng rất phong phú tương ứng cho từng laoij hình dịch vụ đó. Khi công nghệ điện tử, công nghệ thông tin ngày càng phát triển,khả năng tích hợp nhiều tính năng trong cùng một thiết bị đầu cuối đang được chú trọng. Hiện nay, có nhiều thiết bị đầu cuối có thể sử dụng để khai thác nhiều loại hình dịch vụ khác nhau và có thể sử dụng cho nhiều loại mạng với công nghệ khác nhau.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài MẠNG VIỄN THÔNG (Trang 26 - 29)