Đối với việc tính giá xuất NVL

Một phần của tài liệu Một số đề suất hoàn thiện phương pháp tính giá NVL nhập kho, xuất kho (Trang 32 - 36)

Ta xem xét trường hợp tính giá xuất NVL trong trường hợp doanh nghiệp xuất nguyên vật liệu trả lại nhà cung cấp. Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì khi NVL xuất trả lại nhà cung cấp, kế toán lập hoá đơn GTGT, hoá đơn bán vật liệu A (chi tiết NVL trả lại) theo giá mua từ nhà cung cấp. Điều này đồng nghĩa với việc ghi giảm giá trị NVL hay giá xuất kho theo giá mua từ nhà cung cấp. Trong khi giá trị NVL xuất trong kì được xác định theo nguyên tắc giá gốc; NVL được nhập kho theo giá nào thì khi xuất kho

phải được ghi theo giá đó. Giá gốc NVL không chỉ là giá mua từ nhà cung cấp mà còn bao gồm cả các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được NVL ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Mặt khác, việc áp dụng phương pháp giá bình quân, LIFO, FIFO để xác định giá trị NVL xuất trong kì không phải là giá gốc mà đây chỉ là các phương pháp giả định được áp dụng mà thôi. Vì vậy không có sự thống nhất về mặt giá trị giữa giá trị tính toán xuất kho với giá trị ghi sổ của những NVL mang trả lại nhà cung cấp. Đây là một tồn tại cần phải giải quyết.

Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương pháp FIFO khi được hưởng chiết khấu thương mại cho những lần mua trước đó thì sẽ làm cho kết quả bị phản ánh sai lệch. Vì khi đó NVL giảm của những lần mua trước đó lại được ghi giảm cho lần mua mà nhà cung cấp chấp nhận cho chiết khấu, đã làm cho chi phí của những lần xuất NVL mua trước đó tăng lên hơn thực tế, làm cho thu nhập trước thuế của lô vật liệu A được sản xuất bởi những NVL mua trước đó giảm, còn chi phí khi xuất NVL của lần mua này sẽ giảm hơn thực tế sẽ làm cho thu nhập trước thuế tăng thêm.

Hiện nay, nước ta duy trì hệ thống gồm có bốn phương pháp tính giá NVL xuất kho. Một doanh nghiệp sử dụng phương pháp nào thì phương pháp đó phải được dự kiến sử dụng trong một thời gian dài, ít nhất là trong một kì kế toán. Việc sử dụng liên tục cùng một phương pháp trong một thời gian dài sẽ giúp người xem các báo cáo dễ dàng so sánh các hoạt động hiện hành với các hoạt động trước đó của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp để đạt được những mục đích nhất định có thể tuỳ tiện thay đổi phương pháp dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng các báo cáo. Nếu thu nhập doanh nghiệp tăng lên, họ khó có thể xác định được sự tăng lên này có phải do doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hơn hay là kết quả của việc sử dụng phương pháp kế toán

Trên thế giới đã không chấp nhận phương pháp tính giá xuất NVL theo phương pháp LIFO nữa. Vậy CMKT VN liệu cũng phải có sự thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế hay không? Tại sao phương pháp LIFO lại không được chấp nhận, nó có những tồn tại gì? Ta thấy trong một thị trường không ổn định về giá, giá thay đổi từ kì này sang kì khác, thì mỗi phương pháp tính giá sẽ cho ra một kết quả khác nhau. Khi giá mua vào tăng lên:

+ Phương pháp FIFO cho kết quả giá thực tế vật liệu A xuất thấp nhất, lãi gộp lớn nhất.

+ Phương pháp LIFO cho kết quả giá thực tế vật liệu A xuất cao nhất, lãi gộp là thấp nhất.

+ Kết quả phương pháp bình quân nằm giữa hai phương pháp FIFO và LIFO.

+ Phương pháp thực tế đích danh thì hoàn toàn phụ thuộc vào những sản phẩm nào thực tế được tiêu thụ nên có khuynh hướng che dấu sự biến động giá, song có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của những phương pháp còn lại và khối lượng tính toán ít.

Phương pháp FIFO cung cấp một cách đánh giá vật liệu A tồn kho trên BCĐKT sát với giá hiện hành của vật liệu A hoá thay thế nhất. Phương pháp LIFO chọn chi phí phát sinh sau cùng để xác định trị giá vốn của vật liệu A bán, do đó kết quả của nó tương xứng rõ nhất giữa chi phí hiện hành và thu nhập trên BCKQKD. Mặc dù mỗi phương pháp đều có những nguyên tắc, điều kiện và cách tính khác nhau, nhưng cả hai phương pháp FIFO và LIFO thì dựa trên định giá về dòng luân chuyển đối với vật liệu A tồn kho. Vậy thì định giá của phương pháp nào được coi là “thực tế” hơn để có thể được tiếp tục chấp nhận. Đặc điểm quan trọng nhất trong giả định của phương pháp FIFO là dựa trên khái niệm “dòng vận động của vật liệu A hoá”. Khái niệm này cho thấy cách nguyên liệu, được nhập kho và xuất kho. Và theo nguyên

tắc này thì NVL nào ở trong kho lâu nhất sẽ được xuất trước và tồn kho cuối kì là những NVL mới mua hoặc mới đựoc sản xuất nhập kho. Điều này có nghĩa là nếu số lượng NVL cuối kì giả định sẽ được xuất kho cho sản xuất trong một ngày sau này thì phòng thu mua phải mua lại một lượng khác để tồn kho cuối kì. Theo phương pháp FIFO, trị giá NVL tồn kho cuối kì là của những lần mua vào hoặc sản xuất gần nhất và do đó gần sát với giá trị thay thế nhất. Phương pháp LIFO không dựa trên khái niệm “dòng vận động của vật liệu A hoá” mà dựa trên khái niệm “dòng vận động của chi phí”. Theo khái niệm này, giá NVL của những lần mua mới gần đây nhất sẽ được tính vào giá thành phẩm. Phương pháp LIFO giả định lần mua mới nhất của NVL sẽ được xuất hết cho sản xuất. Hậu quả là tồn kho cuối kì còn lại trong kho sẽ là số NVL mua vào lúc đầu kì. Các doanh nghiệp sản xuất chế biến hoạt động kinh doanh càng lâu thì NVL tồn kho có giá càng xưa. Hơn nữa, khi sử dụng phương pháp LIFO trong kì có lạm phát xảy ra, chúng ta sẽ tính được giá trị thấp nhất của vật liệu A tồn kho cuối kì vì nó được đánh giá theo giá đã tồn tại hoặc giá khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động. Vì vậy đây không phải là biểu hiện đáng tin cậy về giá trị vật liệu A tồn kho trên BCĐKT và về dòng vận động thực sự của vật liệu A tồn kho. Trong trường hợp áp dụng phương pháp LIFO như trên, có vẻ như những mặt vật liệu A mới nhất sẽ được tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu tăng lên về nguyên liệu vật liệu A hoá. Nhưng trên thực tế, những mặt vật liệu A được nhập kho từ trước vẫn thường được xem như đã tiêu thụ khi số lượng vật liệu A tồn kho giảm đáng kể. Chính vì biểu hiện thiếu tin cậy về dòng vận động vật chất về vật liệu A tồn kho nên phương pháp LIFO có thể gây ra những đánh giá sai lệch về lợi nhuận thuần hoặc lỗ.

Ngoài ra việc sử dụng phương pháp LIFO cho mục đích thuế vẫn thường xuyên xảy ra. Doanh nghiệp kinh doanh liên tục phải có sản phẩm thay thế những sản phẩm nhập kho trước đó. Nếu chi phí và doanh thu phải

phù hợp với nhau thì trị giá vốn sản phẩm bán phải phải tương xứng với doanh thu đã tạo ra sự tương xứng này. Mặc dù chi phí của những lần mua NVL gần nhất không nhất thiết sẽ giống như trị giá vốn của những sản phẩm thay thế nhưng đó vẫn là chi phí hiện hành nhất. Do đó, chi phí của những lần mua gần nhất tương đối sát với giá trị của nhũng sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này đã làm cho thông tin về giá vốn vật liệu A bán bị đẩy lên quá cao, thu nhập thuần bị phản ánh quá thấp dẫn đến số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thấp hơn nhiều khi doanh nghiệp áp dụng các phương pháp tính giá khác. Điều này là không hợp lí trong điều kiện giá cả có xu hướng tăng lên như hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số đề suất hoàn thiện phương pháp tính giá NVL nhập kho, xuất kho (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w