(đường ống, dàn sục khí) HT 01 7.550.000 7.550.000 12 Hệ thống hành lang, sàn công tác bơm, giá đỡ đường ống và thiết bị
HT 01 15.500.000 15.500.000 13 Van và phụ kiện đường ống Bộ 01 2.230.000 2.230.000
14 Tủ bình chữa cháy Cái 01 700.000 700.000
15 Máy đo pH tự động (1 dự
phòng) Cái 02 25.200.000 50.400.000
16 Máy đo pH cầm tay Cái 01 7.000.000 7.000.000
Tổng trước thuế 686.530.00
0
Thuế VAT (10%) 68.653.000
Tổng sau thuế 755.183.00
0
6.5.2. Dự toán chi phí lắp đặt thiết bị máy móc
Bảng 6.14 – Chi phí lắp đặt thiết bị máy móc
STT Chi phí vận chuyển,lắp đặt thiết bị Chi phí (đồng)
1 Chi phí vận chuyển thiết bị 80.000.000
2 Chi phí lắp đặt thiết bị 120.000.000
3 Chi phí hướng dẫn vận hành công nghệ xử lý nước 110.000.000
Tổng trước thuê 310.000.000
Thuế VAT 10%) 31.000.000
Tổng sau thuế 341.000.000
6.5.3. Tổng dự toán cho toàn bộ công trình
Bảng 6.15 – Tổng dự toán cho toàn bộ công trình
Danh mục Chi phí (đồng)
Dự toán kinh phí xây dựng cho các hạng mục đã thiết kế 664.727.792,6
Dự toán kinh phí cho thiết bị máy móc 755.183.000
Dự toán kinh phí cho phần lắp đặt 341.000.000
Tổng kinh phí 1.785.671.517,6
6.6. Đánh giá hiệu quả đầu tư
6.6.1. Chi phí điện năng cho 1 ngày
Bảng 6.16 – Tổng hợp các máy móc thiết bị sử dụng điện
STT Tên thiết bị
1 Thiết bị bơm định lượng pha NaOH
2 Máy thổi khí
3 Bơm cấp nước pha hóa chất
4 Thiết bị bơm định lượng pha hóa chất polime
5 Bơm bùn bể lắng
6 Bơm bùn cho máy ép bùn
7 Thiết bị khuấy
8 Máy ép bùn
Tổng lượng điện tiêu thụ trong 1h
Giá thành 1 kW điện phục vụ cho sản xuất bình quân (Nghệ An): 1.277 (đồng/h).
- Chi phí cho điện năng cho sản xuất trong 1 ngày: 58 × 24 h/ngày × 1.277 đồng = 1.777.584 (đồng)
- Chi phí điện năng cho thắp sáng = 1% điện năng sản xuất = 17.775,84 (đồng)
⇒ Chi phí điện cho 1 ngày = 1.795.359(đồng)
6.6.2. Chi phí dầu mỡ các loại cho một ngày
Tổng chi phí dầu mỡ lấy bằng 7% tổng chi phí điện năng. ⇒ Chi phí dầu mỡ = 125.675,13(đồng)
6.6.3. Chi phí hóa chất
- Chi phí NaOH:
Theo tính toán chương 4, một ngày hệ thống sử dụng 1411,2 (l/ngày) = 2159 (kg/ngày).
Theo đơn giá tỉnh Nghệ An một tấn NaOH có giá 1.700.000 (đồng). ⇒ Chi phí NaOH một ngày = 2,159 × 1.700.000 = 3.670.300 (đồng) - Chi phí PAC:
Theo tính toán chương 4, một ngày sử dụng hết 22,5 kg PAC. Theo đơn giá một kg PAC có giá 1200.000 đồng.
⇒ Chi phí PAC một ngày = 22,5 × 120.000 = 2.700.000 (đồng) Tổng chi phí hóa chất: 6.370.300 (đồng)
6.6.4. Tổng chi phí vận hành, quản lý trong 1 ngày
Tổng chi phí vận hành, quản lý trong 1 ngày = Chi phí điện năng + Chi phí dầu mỡ các loại + Chi phí hóa chất, nhiên liệu + chi phí nhân công (lương + bảo hiểm) = 1.795.359 + 125.675,13 + 6.370.300 + 1.342.690 = 9.634.024,13 (đồng)
6.6.5. Giá thành xử lý một m3 nước thải
Giá thành xử lý một m3 nước thải = (Khấu hao xây dựng toàn bộ công trình/ngày + Chi phí vận hành, quản lý trong 1 ngày)/Số m3 nước thải xử lý 1 ngày
- Khấu hao xây dựng toàn bộ công trình (5% công trình) = (1.785.671.517,6 × 5%)/365 = 244.612,5 (đồng)
- Chi phí vận hành, quản lý trong 1 ngày: 9.634.024,13 (đồng) - Số m3 nước thải xử lý 1 ngày: 4.500 (m3)
⇒ Chi phí xử lý 1 m3 nước thải là:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Sau thời gian thực hiện Đồ án tốt nghiệp, sinh viên đã hoàn thành các nội dung và cấu trúc đồ án theo đúng quy định của Bộ môn Địa sinh thái và Công nghệ môi trường. Đồ án đã rút ra được một số kết luận:
1. Đồ án đã nêu được điều kiện địa lý tự nhiên khu vực Khe Bố - xã Tam Quang - huyện Tương Dương - Nghệ An. Đánh giá được hiện trạng môi trường mỏ than Khe Bố.
2. Việc khai thác than của Công ty Cổ phần than Khe Bố mang lại những lợi ích thiết thực về các mặt kinh tế xã hội, tạo việc làm cho một bộ phận không nhỏ cho người dân khu mỏ, góp phần vào phát triển kinh tế của vùng và khu vực. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác sẽ gây tác động xấu tới môi trường đặc biệt là môi trường nước trong khu vực.
3. Đánh giá được chất lượng nước thải mỏ và chất lượng nước nguồn tiếp nhận là suối Khe Mú và sông Cả.
4. Lựa chọn, tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải mỏ than Khe Bố với công suất 4500 m3/ngày.đêm. Hệ thống xử lý nước thải mỏ đã xử lý được các thành phần gây ô nhiễm môi trường như TSS cao, hàm lượng Fe, Mn góp phần giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (B).
5. Tính toán giá thành xử lý nước thải mỏ là: 2.195,3 (đồng/m3).
6. Thiết kế các dạng công tác phục vụ xây dựng hệ thống xử lý. Tính toán dự trù nhân lực và kinh phí thực hiện.
7. Việc đầu tư cho công trình xử lý nước thải mỏ than Khe Bố là cần thiết để giảm thiểu các tác động xấu, hạn chế tổn hại cho môi trường, đảm bảo tính khả thi, góp phần phát triển bền vững cho Công ty và cho khu vực.
KIẾN NGHỊ
1. Đề nghị Công ty than Khe Bố xem xét phê duyệt dự án, để dự án sớm đi vào hoạt động.
2. Sau khi dự án được phê duyệt và tiến hành triển khai, chủ dự án cần phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong giai đoạn thi công.
3. Công ty than Khe Bố cần bố trí cán bộ có đủ trình độ nghiệp vụ giám sát chặt chẽ hệ thống xử lý nước thải, vận hành đúng theo quy trình đã quy định, có kế hoạch ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra.
4. Bố trí trạm quan trắc nước trước và sau xử lý, vào mùa mưa và mùa khô, thực hiện việc quan trắc theo quy định, giám sát các chỉ tiêu môi trường, từ đó dự đoán được các biến đổi môi trường - có biện pháp xử lý trước khi biến đổi môi trường xảy ra.
5. Bố trí trạm quan trắc giám sát chất lượng nước nguồn tiếp nhận tại vị trí xả thải, có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo nguồn tiếp nhận không bị ảnh hưởng do quá trình xả thải.