*
Liên quan đến quy định thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền:
_ Theo Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, điều kiện “phải hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền ít nhất 01 năm ở Việt Nam” chỉ áp dụng đối với Bên nhượng quyền thứ cấp nếu Bên nhượng quyền ban đầu là thương nhân nước ngoài. Vậy trong trường hợp Bên nhượng quyền ban đầu
là thương nhân Việt Nam thì Bên nhượng quyền thứ cấp có cần phải áp dụng điều kiện nêu trên không?
_ Trường hợp nhượng quyền từ Khu Chế xuất, Khu Phi thuế quan... ra nước ngoài và ngược lại thì đăng ký hoạt động NQTM tại cơ quan nào ? (đối chiếu quy định Điều 18 Nghị định 35).
_ Hiện nay, Bộ Tài chính chưa ban hành quy định về mức lệ phí mà thương nhân phải nộp khi đăng ký hoạt động nhượng quyền, do đó có thể dẫn đến sự lúng túng của cơ quan đăng ký khi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký.
_ Chưa quy định cụ thể cơ chế khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong trường hợp thương nhân bị từ chối đăng ký hoạt động NQTM.
*
Vấn đề xây dựng bản giới thiệu nhượng quyền theo quy định mẫu: Thông tư 09/2006/TT-BTM quy định việc xây dựng Bản Giới thiệu NQTM phải theo đúng mẫu Phụ lục III (ban hành kèm Thông tư). Tuy nhiên nội dung của Bản Giới thiệu NQTM mẫu có nhiều điểm chưa hợp lý, khó hiểu, cụ thể như sau:
+ Trùng lắp tiêu đề của một số mục;
+ Tiêu đề không phù hợp với nội dung thông tin;
+ Sắp xếp nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan chưa hơp lý;
+ Yêu cầu công khai chi tiết số lượng, tình trạng ký kết hợp đồng nhượng quyền, có vẻ can thiệp hơi sâu vào bí mật kinh doanh của thương nhân.
*
Yêu cầu cung cấp nội dung báo cáo tài chính có kiểm toán:
Về nguyên tắc, yêu cầu này là hợp lý, phù hợp với pháp luật quốc tế về NQTM. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thuộc quy mô vừa và nhỏ, chưa quen với việc thực hiện kiểm toán hằng năm (một phần do chi phí kiểm toán khá cao), do đó sẽ gặp khó khăn (có thể bị từ chối) khi thực hiện đăng ký hoạt động NQTM. Do đó, Nhà nước nên có cơ chế áp dụng theo thời hạn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện đăng ký hoạt động NQTM, đồng thời thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực NQTM.
*
Cơ chế pháp lý chưa hoàn chỉnh:
_ Chưa có sự kết nối phù hợp giữa Luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Luật Chuyển giao công nghệ 2006, dẫn đến tình trạng “dẫm chân”, nhập nhằng về phạm vi điều chỉnh giữa các luật với nhau.
_ Pháp luật về thuế vẫn chưa có quy định chính thức trong việc xác định chi phí, khoản thu là phí nhượng quyền, doanh thu từ nhuợng quyền để hạch toán, tính thuế cho doanh nghiệp.
_ Chưa có quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động NQTM.