Phần 8 Bản quyền và luật pháp 8.1 Bản quyền (1.6.1.1)

Một phần của tài liệu các khái niệm về công nghệ thông tinvà truyền thông (ict) (Trang 38)

8.1 Bản quyền (1.6.1.1)

Bản quyền được định nghĩa là một nhóm các quyền lợi hợp pháp để bảo vệ các phát minh đang được sử dụng, được sản xuất, được vận hành hay được loại bỏ mà không cần sự cho phép của tác giả sáng chế. Tương tự như các quyển sách in, các phần mềm thương mại cũng có bản quyền. Người dùng phải bảo vệ phần mềm và không cho phép người khác sao chép. Người dùng nên mua và đăng ký phần mềm để sử dụng cho riêng mình.

• Đĩa chương trình hay ứng dụng chỉ được sao chép cho mục đích khôi phục dữ liệu và phải được giữ an toàn. Nếu đĩa gốc bị phá hủy, bản sao lưu có thể được sử dụng để cài đặt lại phần mềm.

• Việc chia sẻ và mượn đĩa chương trình có thể nằm trong một số quy định của bản quyền.

• Việc truyền và sao chép các phần mềm trên mạng chỉ được tiến hành theo luật bản quyền. Các bản sao cho một người dùng không nên chia sẻ trên mạng. Vấn đề bản quyền được qui định trên hầu hết các mạng.

Vi phạm bản quyền phần mềm, ví dụ như sao chép, phân phối bán lẻ và sử dụng phần mềm bất hợp pháp là một hình thức phạm tội.

• Luật bản quyền cũng có thể áp dụng cho phần mềm chia sẻ và phần mềm miễn phí (xem Phần 8.4).

Mạng internet cho phép người dùng truy cập vào một thư viện thông tin khổng lồ. Tài liệu được tải xuống từ internet có thể là tài sản một người hoặc một tổ chức khác gửi lên. Dù là dạng in giấy hay dạng file kỹ thuật số thì tất cả văn bản, âm thanh và hình ảnh đều được bảo vệ bởi luật bản quyền và phải được sự đồng ý của người sở hữu.

8.1.1 Đĩa và bản quyền

Tài liệu được lưu trong các phương tiện di động như đĩa CD và USB phải được kiểm tra bản quyền trước khi được phân phối. Các phần mềm thương mại được cung cấp trong các phương tiện này cần có sự cam kết của người dùng về bản quyền sử dụng.

8.2 Nhận biết phần mềm có bản quyền (1.6.1.2)

Hầu hết các phần mềm thương mại đều có mã số sản phẩm (product ID number). Mã số độc nhất này xác định loại sản phẩm và phân biệt với các phiên bản khác của cùng loại sản phẩm.

Một số phần mềm thương mại cũng cần mã số kích hoạt (activation key). Mã số kích hoạt thường nhập như một phần của quá trình cài đặt và quá trình này sẽ không tiếp tục nếu người dùng không nhập mã số kích hoạt, mục đích của mã số là để phát hiện ra phần mềm ăn cắp bản quyền. Mã số này đôi khi có thể được kích hoạt trực tuyến. Khi phần mềm được cài đặt, người dùng có thể tiến hành một quá trình đăng ký để thông báo cho nhà sản xuất phần mềm là bản sao có bản quyền và nó có đủ cở sở để được cập nhật. Mã số sản phẩm hợp lệ cũng sẽ được yêu cầu khi người dùng truy cập các hỗ trợ công nghệ cho phần mềm.

1

Trên thực tế, các nhà phát triển phần mềm cung cấp truy cập dựa trên mã số sản phẩm qua chức năng trợ giúp. Ví dụ như trong các ứng dụng của Microsoft Office, nhấn chuột vào Help trên thanh menu của ứng dụng word và chọn mục About, trong menu thả xuống sẽ hiện ra một cửa sổ chứa mã.

Tất cả các phần mềm được cung cấp theo giấy phép. Ví dụ, hầu hết các phần mềm có mã nguồn mở được cung cấp theo giấy phép GPL hoặc giấy phép công cộng GNU. Các nhà cung cấp chẳng hạn như Microsoft đều có các thỏa thuận trong giấy phép của mình. Có thể xem các thỏa thuận này trong cửa sổ About Microsoft của menu Help.

8.3 Các thỏa thuận người dùng cuối (1.6.1.3)

Khi mua một gói phần mềm, người dùng không trả tiền cho người sở hữu nhưng phải trả cho quyền sử dụng - tức giấy phép - để sử dụng sản phẩm. Việc đọc và hiểu rõ các thỏa thuận cấp phép trên bao bì hoặc trong các tài liệu đi kèm là rất quan trọng. Thông thường các công ty phần mềm hiển thị các thỏa thuận trên màn hình ở một số giai đoạn khi phần mềm đang được cài đặt trên máy tính. Không có vấn đề gì khi xuất hiện các thỏa thuận cấp phép, điều đó là hợp pháp và người dùng phải có nghĩa vụ tuân thủ nếu sử dụng phần mềm.

Hầu hết các bản sao của phần mềm chỉ dành cho một người dùng duy nhất. Điều này có nghĩa là người mua chỉ có thể sử dụng phần mềm trên một máy tính. Người mua có thể mua giấy phép để cài đặt phần mềm cho một số máy tính. Chỉ có một bản sao của phần mềm được cung cấp, nhưng giấy phép có thể cho phép cài đặt nó trên một số máy tính khác. Chi phí mua giấy phép kiểu này thường thấp hơn so với việc mua giấy phép riêng cho từng máy.

8.4 Phần mềm chia sẻ, miễn phí, công cộng và mã nguồn mở (1.6.1.4) mở (1.6.1.4)

8.4.1 Phần mềm chia sẻ (shareware)

Nhiều nhà lập trình máy tính viết các chương trình phần mềm và cung cấp chúng miễn phí, các phần mềm này được gọi là phần mềm chia sẻ. Việc phân phối có thể thực hiện qua mạng internet hay qua đĩa CD đính kèm với các tạp chí. Phần mềm chia sẻ là phần mềm có bản quyền cho phép người dùng sử dụng thử trong một khoảng thời gian trước khi mua sản phẩm. Nếu người dùng muốn tiếp tục sử dụng sản phẩm sau thời gian dùng thử, họ được yêu cầu mua quyền sử dụng từ tác giả. Người dùng sau khi mua quyền sử dụng có thể được nhận thêm các tính năng bổ sung và cập nhật cho phần mềm. Chất lượng của phần mềm chia sẻ khá đa dạng. Một số chương trình, như các phiên bản đầu tiên của chương trình sửa ảnh Paint Shop Pro®, tương đối chuyên nghiệp. Hiện nay, các phiên bản hiện tại của chương trình này không còn là phần mềm chia sẻ nữa.

8.4.2 Phần mềm miễn phí (freeware)

Phần mềm miễn phí giống như phần mềm chia sẻ. Nó cũng được phân phối miễn phí, nhưng người dùng không phải trả tiền nếu muốn dùng tiếp sản phẩm. Một số tác giả có thể cần thông

1

theo pháp luật về quyền tác giả. Việc sao chép và phân phối các bản sao của tài liệu này có thể không được phép.

8.4.3 Phần mềm công cộng (public domain software)

Phần mềm công cộng là phần mềm không có bản quyền. Người dùng có thể sao chép và chỉnh sửa nó tùy ý.

8.4.4 Phần mềm mã nguồn mở (open source)

Tương tự như phần mềm công cộng, phần mềm mã nguồn mở miễn phí và cho phép người dùng có thể chia sẻ, sao chép và chỉnh sửa. Nhưng điểm khác biệt là, phần mềm này có giấy phép, thường là giấy phép GPL hoặc giấy phép công cộng GNU (General Public Licence) (GNU GPL hay chỉ GPL). Các trình duyệt web, cơ sở dữ liệu và hệ điều hành Linux là một số ví dụ về phần mềm mã nguồn mở.

8.5 Luật bảo vệ dữ liệu (1.6.2.1, 1.6.2.2 và 1.6.2.3) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dữ liệu cá nhân được lưu giữ một cách hợp pháp bởi một số tổ chức và cơ quan. Hồ sơ tài chính chi tiết của cá nhân có thể được giữ bởi một ngân hàng hay tổ chức cho vay tài chính. Những hồ sơ như vậy có thể bao gồm thu nhập hàng tháng, chi tiết thanh toán thế chấp, thời gian hoàn trả khoản vay, các yêu cầu thu chi, đánh giá tín dụng và tiền tiết kiệm và đầu tư. Chính quyền địa phương có thể có chi tiết về những dịch vụ mà một cá nhân được quyền sử dụng bao gồm hồ sơ thuế, giấy phép nuôi chó, xin giấy phép quy hoạch, phản đối và khiếu nại. Một số thông tin kể trên cho phép truy cập công cộng. Hồ sơ nhạy cảm về y tế sẽ được lưu trữ bởi các cơ quan khác nhau, như sở y tế, bệnh viện đa khoa, phòng khám khu vực và các bác sĩ đa khoa.

Trong mỗi trường hợp kể trên, việc quản lý sự truy cập thông tin và sử dụng chúng rất quan trọng. Luật bảo vệ dữ liệu ra đời để đảm bảo các mức độ riêng tư được bảo vệ an toàn và thông tin được sử dụng một cách thích hợp. Ở Cộng hòa Ireland, một Đạo luật bảo vệ dữ liệu đã được thông qua vào ngày 13 tháng 6 năm 1988 và có hiệu lực từ ngày 13 tháng 4 năm 1989. Nó được sửa đổi vào năm 2003.

Sau đây là một đoạn trích trong Đạo luật bảo vệ dữ liệu, năm 1988, của Ireland, bản tóm lược từ Đạo luật bảo vệ dữ liệu.

Đạo luật này trao cho mọi cá nhân, dù ở bất kỳ quốc gia hay nơi cư ngụ nào, quyền thành lập dữ liệu cá nhân và có thể truy cập bất kỳ dữ liệu nào liên quan đến họ và có thể xóa bỏ những dữ liệu không chính xác. Đạo luật này yêu cầu những người quản lý dữ liệu phải đảm bảo dữ liệu họ giữ phải được thu thập một cách công bằng, chính xác và được cập nhật, được lưu giữ cho các mục đích hợp pháp và không được sử dụng trong bất kỳ tình huống nào không phù hợp với các mục đích này. Luật cũng yêu cầu người quản lý dữ liệu và người xử lý dữ liệu bảo vệ dữ liệu và buộc họ phải có trách nhiệm trông nom đặc biệt.

Những điều luật tương tự cũng được các chính phủ khác thông qua. Người dùng nên liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của địa phương để biết về những điều luật được áp dụng tại đất nước của mình. Những người lưu trữ và có quyền truy cập dữ liệu của các cá nhân phải có nghĩa vụ bảo mật dữ liệu. Ở Cộng hòa Ireland, theo Đạo luật bảo vệ dữ liệu năm 1988 và 2003, việc bảo vệ dữ liệu có thể được tóm tắt thành tám điều lệ. Những điều lệ này yêu cầu người lưu trữ và có khả năng truy cập dữ liệu cá nhân phải:

1

1. Nhận và xử lý dữ liệu một cách công bằng: Vào thời điểm thu thập dữ liệu, các cá nhân phải biết được ai đang thu thập dữ liệu, dữ liệu sẽ được sử dụng làm gì, dữ liệu sẽ được công bố tới ai và những được ai đang thu thập dữ liệu, dữ liệu sẽ được sử dụng làm gì, dữ liệu sẽ được công bố tới ai và những phương án sử dụng dữ liệu trong tương lai.

Một phần của tài liệu các khái niệm về công nghệ thông tinvà truyền thông (ict) (Trang 38)