Khía cạnh tác vụ hệ thống

Một phần của tài liệu Xây dựng khung làm việc bảo vệ tính bí mật của thông tin trong điện toán đám mây (Trang 27 - 29)

Hệ thống thực hiện một hoặc nhiều các tác vụ sau trên dữ liệu với các quan điểm riêng khác nhau:

Truyền dữ liệu

Mối quan tâm hàng đầu của ngƣời sử dụng ĐTĐM và các nhà cung cấp dịch vụ là việc dữ liệu nhạy cảm của họ bị tiết lộ trong quá trình truyền. Vấn đề này đã đƣợc đề cập khá rộng rãi với phƣơng thức mã hóa. Mã hóa dữ liệu trong quá trình vận chuyển là một khái niệm khá phổ biến, với giả định cả ngƣời gửi và ngƣời nhận đều đáng tin cậy. Trong một số bài báo các tác giả có nhiều lo lắng về sự khác biệt giữa việc truyền dữ liệu có và không có sự tham gia công khai của ngƣời sử dụng. Ví dụ trong quá trình gửi các thông tin nhạy cảm có sự tham gia của ngƣời sử dụng thì để thực hiện truy cập vào một dịch vụ, ngƣời sử dụng sẽ phải điền các thông tin cá nhân. Điều này làm cho mối quan ngại về sự riêng tƣ giảm hơn nhiều so với quá trình chuyển giao thông tin mà không có sự tham gia của ngƣời sử dụng.

Khi chúng ta chuyển dịch những mối quan tâm về tính bảo mật thông tin cho mô hình ĐTĐM, ngƣời ta có thể tạo sự khác biệt giữa thông tin, thúc đẩy các đám mây và kéo thông tin từ các nguồn tài nguyên cục bộ tới các đám mây, nơi mà sau

này có nhiều mối quan tâm hơn. Thông tin kéo đƣợc khởi xƣớng bởi các nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM và tùy thuộc vào mỗi dịch vụ sẽ có hoặc không có sự tham gia của ngƣời sử dụng.

Lƣu trữ dữ liệu

Việc lƣu trữ dữ liệu có thể thực hiện bên trong hoặc bên ngoài sự kiểm soát của ngƣời sử dụng hoặc sự kiểm soát trực tiếp của công ty. Khi dữ liệu đƣợc lƣu trữ bên ngoài sự kiểm soát trực tiếp, chủ sở hữu dữ liệu có thể thực hiện tách biệt các nhiệm vụ, bằng cách mã hóa dữ liệu trƣớc khi lƣu trữ nó bên ngoài, và vẫn giữ các phƣơng tiện giải mã trong việc kiểm soát các chủ sở hữu dữ liệu. Việc tách biệt các nhiệm vụ này sẽ không thực hiện đƣợc khi dữ liệu đƣợc lƣu trữ cần phải đƣợc xử lý bên ngoài.

Sự phân biệt giữa lƣu trữ liên tục và lƣu giữu tạm thời mang lại một số lợi ích cơ bản. Lƣu trữ dữ liệu liên tục mang tính lâu dài, giống nhƣ việc lƣu trên những đĩa cứng bình thƣờng. Tuy nhiên việc lƣu trữ này lại đem lại nhiều mối quan tâm, lo ngại hơn so với lƣu trữ tạm thời, nơi dữ liệu đƣợc xóa khi mục đích ban đầu của nó đã đƣợc hoàn thành. Các khái niệm về lƣu trữ tạm thời có thể đƣợc thực hiện bằng cách ngăn chặn phần mềm lƣu trữ dữ liệu trên đĩa cứng và chỉ giữ lại các dữ liệu trong bộ nhớ, điều này đƣợc thực hiện ở một trong các sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM Gigaspaces.com.

Xử lý dữ liệu

Quá trình xử lý đề cập đến mọi vấn đề về việc sử dụng hoặc chuyển đổi dữ liệu. Trong bối cảnh riêng, mối quan tâm về quyền riêng tƣ đƣợc nâng lên khi dữ liệu đƣợc sử dụng cho các mục đích không lƣờng trƣớc của ngƣời sử dụng. Theo các luật bảo mật ở một số nƣớc, ngƣời dùng phải đƣợc thông báo đối với tất cả các ứng dụng thứ yếu của dữ liệu và phải có sự đồng ý của họ.

Khi quá trình xử lý cần phải thực hiện trong đám mây, các dữ liệu có thể không đƣợc bảo vệ bởi các phƣơng tiện giống nhƣ dữ liệu ở phần còn lại và các dữ liệu bên ngoài. Dữ liệu cần phải đƣợc ở dạng có thể đọc đƣợc để xử lý. Nhƣ vậy, việc kiểm soát truy cập dữ liệu thích hợp cần đƣợc thực hiện để bảo vệ tính bí mật của dữ liệu khi nó đƣợc xử lý ở bên ngoài.

Khả năng xử lý dữ liệu ở dạng mã hóa đang tiếp tục đƣợc nghiên cứu, gọi là mã hóa homomorphic [4]. Mã hóa Homomorphic cho phép các chủ sở hữu dữ liệu thực hiện mã hóa dữ liệu của họ bởi một đối tƣợng khác, để ngăn chặn các bên tìm ra những dữ liệu ở dạng không đƣợc mã hóa. Lý thuyết này là rất thú vị cho các mô hình ĐTĐM, nhƣng một số nhà nghiên cứu thừa nhận rằng nó có thể mất đến 40 năm trƣớc khi lý thuyết đó trở thành hiện thực.

Một phần của tài liệu Xây dựng khung làm việc bảo vệ tính bí mật của thông tin trong điện toán đám mây (Trang 27 - 29)