Những giải pháp về mặt quản lý

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh, xác định lượng phát thải gây ô nhiễm không khí cho huyện Khoái Châu, thể hiện bằng GIS. (Trang 52 - 58)

Có một cơ quan đủ mạnh để đảm trách công tác khống chế ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải

• Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức quản lý môi trường không khí. • Tăng cường kiểm soát sự phát thải như kiểm tra sự thải khói, kiểm định kỹ thuật máy móc

• Hoàn thiện chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường không khí đô thị • Kiểm soát, hạn chế các nguồn gây ô nhiễm bụi

Như đã xác định, ô nhiễm bụi là vấn đề nổi cộm của chất lượng không khí. Trong đó, hai nguồn gây ô nhiễm bụi chính là hoạt động xây dựng và giao thông vận tải. Do vậy, nhiệm vụ ưu tiên trong giai đoạn trước mắt là kiểm soát và hạn chế các nguồn gây ô nhiễm bụi ở đô thị và tập trung vào hai hoạt động này.

 Các biện pháp cụ thể là:

- Yêu cầu các công trình xây dựng phải kiểm soát bụi tại các địa điểm thi công và trên các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng.

- Quy hoạch hợp lý các tuyến vận chuyển qua thành phố.

- Tăng cường phun nước và quét đường (bằng máy và thủ công), đặc biệt vào mùa khô.

- Các xe ôtô phải được phun nước, rửa sạch trước khi vào thành phố. Các phương tiện cơ giới phải rửa bánh xe khi ra khỏi công trường xây dựng trong các đô thị.

- Kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu nhập khẩu, pha chế và sản xuất trong nước;

- Tăng cường kinh phí cho quản lý môi trường không khí:

+ Tăng tỷ lệ chi cho BVMT không khí từ các nguồn ngân sách, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

+ Tìm kiếm nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế và các nước cho các hoạt động quản lý và bảo vệ chất lượng không khí đô thị. Xây dựng danh sách các dự án ưu tiên về BVMT không khí để tranh thủ sự hỗ trợ ODA.

Các dự án nhà máy, KCN... trước khi triển khai thực hiện phải xây dựng báo cáo Đánh giá tác động MT (ĐTM), giải trình phương án khống chế ô nhiễm MT và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý nguồn gây ô nhiễm không khí

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý nguồn gây ô nhiễm không khí từ Tỉnh đến các cấp huyện, xã;

- Tăng cường hệ thống quan trắc môi trường và nâng cao năng lực phân tích môi trường, lập bản đồ hiện trạng và xu thế môi trường của tỉnh, thường xuyên cung cấp thông tin môi trường cho các cấp lãnh đạo đặc biệt là về các điểm nóng môi trường;

- Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hôi, đoàn thể quần chúng, lực lượng vũ trang trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn. Kết hợp việc bảo vệ môi trường với các chương trình, dự án KT - XH (như định canh định cư, xoá đói giảm nghèo, chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình .v.v...)

Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường

-Trong những năm tới, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác và đề ra những chính sách môi trường mới nhằm bảo đảm cho hoạt động nâng cao Nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý về mặt môi trường,

- Chỉnh sửa và nâng cấp hệ thống pháp quy phù hợp với điều kiện thực tế và mang tính khả thi cao;

Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường

- Có sự hỗ trợ về kinh phí phù hợp với chức năng hoạt động của các đơn vị, có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động tại địa phương nhằm nâng cao hơn nữa sự sâu sát trong quản lý. Có những định mức cụ thể hơn nữa trong những quy định về nguồn tài chính dành cho hoạt động môi trường.

Vấn đề tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường

- Tăng cường hệ thống quan trắc môi trường và nâng cao năng lực phân tích MT, lập bản đồ hiện trạng và xu thế môi trường của huyện, thường xuyên cung cấp thông tin môi trường cho các cấp lãnh đạo đặc biệt là về các điểm nóng môi trường;

Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường.

. Các giải pháp về quy hoạch phát triển

- Theo sát việc xả thải vào nguồn tiếp nhận của các khu công nghiệp, nhà máy trong và ngoài khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất của các cụm làng nghề, cụm tiểu thủ công nghiệp và nguồn dân sinh;

- Nghiêm khắc xử lý và phạt nặng đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất không thực hiện theo qui định của Luật bảo vệ môi trường hoặc che dấu gây khó khăn công việc khảo sátcho các đơn vị giám sát;

4.2.3. Đề xuất các chiến lược, kế hoạch thực hiện các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí

Đề xuất chiến lược, kế hoạch thực thi các giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường trên các khía cạnh:

- Chính sách đề ra cần phải đủ rõ ràng để cho các đơn vị tham gia có thể hiểu được và thường kỳ phải xem xét lại nhằm phản ánh các điều kiện và thông tin thay đổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phạm vi áp dụng của chính sách cần rõ ràng.

- Đây là những công việc đòi hỏi sự đầu tư về thời gian cũng như chất xám con người, do đó để thực hiện tốt cần có sự hỗ trợ từ nhiều ban ngành và đặc biệt là từ các cơ quan trực tiếp lãnh đạo.

Biện pháp quy hoạch

+ Để giảm mức độ ô nhiễm không khí do khí xả của ô tô, cần phải thực hiện

các vấn đề về an toàn giao thông.

+ Đầu tư xây dựng: Nhất là đối với mạng lưới đường sá.

Trong thời gian tới Sở sẽ tiếp tục tiến hành và nâng cao những hoạt động bảo vệ môi trường không khí, cụ thể như sau:

Phòng ngừa, hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí

+ Lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án sắp đầu tư được Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh trình Ủy ban Nhân dân tỉnh ký quyết định phê duyệt. Trong báo cáo này trình bày rõ và đưa ra các hướng giảm thiểu, xử lý đối với từng nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí và đảm bảo cam kết của chủ đầu tư về vấn đề bảo vệ môi trường.

+ Từng bước hạn chế và tiến tới không cho đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở SXXD chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường.

+ Theo các kết quả khảo sát trên thì nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu các cơ sở sản xuất, vì vậy hướng giải quyết giảm thiểu ô nhiễm phải được thực hiện cả về hai phía: tại cơ sở sản xuất phải lắp đặt các hệ thống xử lý và bên cạnh đó là sự giám sát, thanh tra của các phòng Tài Nguyên và Môi trường tại địa phương và của tỉnh..

+ Để giám sát việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường tại các cơ sở thì cơ quan nhà nước: phòng Tài nguyên môi trường địa phương, Sở tài nguyên và môi trường tổ chức thanh tra, giám sát và xử lý các cơ sở không thực hiện đúng theo luật bảo vệ môi trường của Nhà nước. Theo đó tại cơ sở phải thực hiện công tác giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 \tháng/lần trình nộp lên phòng tài nguyên môi trường Huyện, Sở.

+ Đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm và không thực hiện các báo cáo giám sát chất lượng môi trường, thanh tra môi trường Huyện, Sở đến kiểm tra, lấy mẫu và căn cứ trên kết quả phân tích so với tiêu chuẩn môi trường cho phép sẽ tiến hành xử phạt dựa trên mức độ chênh lệch vượt.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý môi trường từ Tỉnh đến các cấp huyện, xã.

- Theo sát việc xả thải vào nguồn tiếp nhận của các khu công nghiệp, nhà máy trong và ngoài khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất của các cụm làng nghề, cụm tiểu thủ công nghiệp.

- Nghiêm khắc xử lý và phạt nặng đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất không thực hiện theo qui định của Luật bảo vệ môi trường hoặc che dấu gây khó khăn công việc khảo sát cho các đơn vị giám sát.

- Chỉnh sửa và nâng cấp hệ thống pháp quy phù hợp với điều kiện thực tế và mang tính khả thi cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật bảo vệ môi trường, 2005, BTN & MT.

2. Niêm Giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2008, 2009.

3. Lâm Vĩnh Sơn (chủ biên), Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân – 2009 – Kỹ thuật xử lý khí thải – Nhà xuất bản Đại học Công nghệ Tp Hồ Chí Minh.

4. Tài liệu từ các trang web

5. + http://Tàiliệu.vn, +http://moitruongbenvung.com.vn/details.php? idcm=7&&idlt=10&&idtin=300 + http://www.scribd.com/doc/11631787/Emission-Inventory-Database- DesignVietnamese + http://www.scribd.com/doc/11631787/Emission-Inventory-Database- DesignVietnamese +http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Trang-web-tich-hop-phan-mem-GIS-de- quan-ly-o-nhiem/40202979/188 +http://www.savis.com.vn/phan-mem-gis.aspx

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh, xác định lượng phát thải gây ô nhiễm không khí cho huyện Khoái Châu, thể hiện bằng GIS. (Trang 52 - 58)