I. NỘI DUNG, Ý NGHĨA VÀ HIỆU QUẢ.
- Qua việc tìm hiểu các vấn đề lí luận có liên quan và thực trạng dạy và học về nội dung văn miêu tả nói chung , văn tả cảnh nói riêng việc nghiên cứu các vấn đề về hướng dẫn học sinh làm tốt văn tả cảnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Học sinh tiểu học làm quen với văn miêu tả từ lớp 2, lên lớp 5 các em lại được củng cố nâng cao hiểu biết về thể loại văn miêu tả. Để các em làm văn ở thể loại tả cảnh này được tốt, ngoài năng khiếu, sự siêng năng chăm chỉ của học sinh thì người giáo viên cũng là người quyết định đến hiệu quả làm văn của các em, giúp các em nhận thức được phương pháp làm văn, bố cục làm văn.... cung cấp cho các em các kiến thức cơ bản để các em tự đi sâu miêu tả theo cảm xúc thật sự của chính mình.
Các nội dung về một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn tả cảnh được nêu ở trên được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tế giảng dạy do đó đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất về giảng dạy cũng như thực hành làm bài của học sinh. Nội dung đưa ra không quá khó nhưng cần có sự khéo léo và chuẩn mực để các em tạo ra các sản phẩm là những bài văn đảm bảo về nội dung cũng như hình thức.
Khi học sinh đã có trong tay những kiến thức về làm văn , các em sẽ tự tin với chính mình , các em sẽ thấy yêu thích Tiếng việt, yêu thích môn tập làm văn và đặc biệt hứng thú với văn tả cảnh. Mà khi có hứng thú thì học sinh sẽ sản sinh được nhiều bài văn hay có chất lượng cao. Và một ý nghĩa quan trọng hơn nữa là đã bồi dưỡng trong tâm hồn các em những xúc cảm về cảnh vật xung quanh, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên giúp tâm hồn các em ngày thêm trong sáng.
II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
- Qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy để dạy tốt thể loại văn miêu tả cảnh thì trước tiên giáo viên phải nghiên cứu bài thật kỹ trước khi lên lớp . Đối với mỗi thể loại văn miêu tả nói chung ,tả cảnh nói riêng và mỗi bài văn giáo viên cần đặc biệt lưu ý các điểm sau:
+ Giúp học sinh nắm chắc phương pháp cơ bản nhất của văn miêu tả và văn tả cảnh.
+ Hướng dẫn học sinh một số thủ pháp làm văn tả cảnh.
+ Xây dựng một số bài tập bổ trợ rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật tu từ.
+ Cung cấp , khuyến khích học sinh tích lũy vốn từ ngữ khi học, đọc , viết các bài văn, thơ về tả cảnh. Cung cấp vốn sống, vốn hiểu biết về cảnh.
Qua việc áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy, tôi thấy hiệu quả đã thể hiện rất rõ về chất lượng bài văn và sự hứng thú của học sinh khi học. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
III. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
Đối với nhà trường:
- Từ thực tế dạy học tại trường tiểu học Mễ Sở, tôi nhận thấy những biện pháp trên đã giúp học sinh rất nhiều trong việc “làm tốt bài văn miêu tả cảnh ở lớp 5” Tuy nhiên để học sinh làm tốt hơn nữa thể loại văn miêu tả con vật thì còn rất cần sự quan tâm của nhà trường và các cấp có liên quan để những giáo viên chủ nhiệm như chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ:
- Cần trang bị thêm đồ dùng học tập đặc biệt là các tranh khổ to, băng đĩa quay hoạt động của các cảnh.
- Thường xuyên tổ chức cho học sinh thăm quan, dã ngoại để học sinh có thêm nhiều hiểu biết về cảnh. Điều đó sẽ rất tốt cho các em khi viết văn.
- Cần trang bị máy vi tính, máy chiếu cho trường để giáo viên có thể trình chiếu hình ảnh về cảnh điều đó sẽ giúp các em cụ thể hóa và không mơ hồ về đối tượng miêu tả.
- Giáo viên không ngừng học hỏi, tìm tòi để nâng cao hiểu biết cũng như tìm ra cách truyền đạt kiến thức tốt nhất đến học sinh.
- Giáo viên cho học sinh mở rộng hiểu biết về các loài vật ở mọi giờ học: trong giờ hoạt động ngoại khóa bằng cách thông qua hệ thống câu đố về cảnh, trong giờ tự nhiên xã hội, trong giờ khoa học, trong giờ tập đọc...
- Giáo viên phải tổ chức lớp thật tốt trong những giờ học đặc biệt là những giờ học ngoại khóa hay ngoài trời.
- Giáo viên phải tạo thói quen cho học sinh ghi chép những điều mình quan sát được cũng như những tình cảm, cảm xúc tức thời trước một đối tượng miêu tả. Bên cạnh việc tạo cho học sinh thói quen tốt, giáo viên phải là người sát sao trong việc duy trì thói quen đó.
Đối với học sinh:
- Học sinh không ngừng học hỏi kiến thức trên lớp, đồng thời mở rộng thêm hiểu biết thông qua quan sát hàng ngày , sách báo, phim ảnh, ....
- Học sinh phải tìm tòi, có khả năng quan sát, hình dung, so sánh, liên tưởng điều đó làm cho bài văn của các em thêm sinh động hấp dẫn.
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ
Bên cạnh những kết quả tốt đẹp mà những biện pháp mới mang lại thì trong quá trình thực hiện tôi còn gặp một số khó khăn:
- Thói quen tập ghi chép những hình ảnh, cảm xúc của mình về cảnh là một thói quen đòi hỏi sự kiên trì và mất nhiều thời gian. Nếu như chỉ lơ là trong một thời gian ngắn thói quen đó sẽ dần mất đi.
- Trong các cách mở bài gián tiếp học sinh mới chủ yếu mở bài gián tiếp bằng so sánh, các cách khác học sinh còn bỡ ngỡ chỉ một số ít học sinh khá giỏi làm được. - Trong kiểu kết bài mở rộng học sinh chủ yếu kết bài theo cách đưa ra một câu văn hay một lời bình
- Giáo viên và học sinh còn ít cơ hội để cùng quan sát trực tiếp một cảnh mà học sinh sẽ học hay tả.
Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả dạy học Tập làm văn cũng như bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh tôi nhận thấy bản thân mình cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao trình độ, tay nghề. Trong thời gian tới đây, tôi sẽ tiếp tục thực nghiệm để khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời tiếp tục nghiên cứu vấn đề: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt thể loại văn tả cảnh”
Là giáo viên tiểu học, tôi nghĩ rằng mình phải luôn sáng tạo, cải tiến cách dạy tìm ra phương pháp dạy đạt hiệu quả cao nhất, giúp các em vững vàng tự tin đưa văn học và đời sống vào bài văn của mình một cách sinh động, hấp dẫn, chân thực đảm bảo nội dung và nghệ thuật.
Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp Xin chân thành cảm ơn!
Mễ Sở, ngày 30 tháng 3 tháng 2011 Người viết Giang Thị Lý
MỤC LỤC Nội dung A ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lí luận……….1 2. Cơ sở thực tiễn……….2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………2
IV. Kế hoạch nghiên cứu……….3
V. Phương pháp nghiên cứu………3
VI. Thời gian hoàn thành……….3
B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận………..4
II. Tình hình thực tế dạy và học...4
III. Những vấn đề cần giải quyết……….5
IV Phương pháp tiến hành……… 6
1. Cung cấp phương pháp làm văn………6
2. Thủ pháp làm văn……….23
3. Bài tập bổ trợ………29
4. Tích luỹ vốn từ ngữ, vốn sống……….35