HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Lưu Quang Vũ

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp và Đại học môn ngữ văn lớp 12 (Trang 35 - 37)

- Tình huống truyện:

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Lưu Quang Vũ

Lưu Quang VũLuyện tập 1/ Ý nghĩa đoạn kết vở kịch 2/ Cảm nhận về bi kịch Hồn Trương Ba.Gợi ý ĐỀ 1 :

Màn kết của vở kịch là cảnh êm đềm , đầy chất thơ sâu lắng đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan , đồng thời truyền đi một thông điệp bình dị mà cao đẹp

a. Niềm hạnh phúc của người mẹ : cu Tị trong vòng tay yêu thương của mẹ

b. Niềm hạnh phúc của sự sống đích thực trong mỗi con người : hồn Trương Ba nhập vào cảnh vật quanh người thân. Trương Ba với niềm hạnh phúc luôn được ở bên những người thân yêu trong ngôi nhà của mình, trong những cây cối xanh tươi mà ông đã vun xới

- Trương Ba trong niềm hạnh phúc được là mình không phải sống nhờ , không phải tuân theo sự điều khiển của xác hàng thịt thô phàm. Mọi mâu thuẫn đã được giải quyết thoả đáng , hợp với quy luật với đời sống tâm linh của dân tộc

c. Cảnh cái Gái và cu Tị ăn na , vùi hạt na xuống đất đã thể hiện niềm tin của trẻ thơ vào cuộc đời - Sự hy sinh của Trương Ba đã đem lại niềm vui thơ ngây trong sáng cho đứa cháu nội củả mình . - Cái Gái lại được vui đùa bên cu Tị cùng nhau hưởng thành quả của thế hệ trước tạo dựng.

- Sự ra đi của Trương Ba chính là sự trở về trong lòng đất của hạt na để làm nảy sinh sự sống mới. Màn kết đã truyền đi bức thông điệp về sự chiến thắng của cái thiện , cái đẹp và ý nghĩa của sự sống đích thực mà con người luôn khao khát vươn tới.

ĐỀ 2 :

a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm b. Cảm nhận bi kịch hồn Trương Ba

b.1 Hồn Trương Ba là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Lưu Quang Vũ mang nỗi đau phải sống trong nghịch cảnh tạm bợ, trái với tự nhiên khiến tâm hồn thanh cao, nhân hậu bị tha hoá nhưng không chấp nhận sự tha hoá ấy, hồn Trương Ba vẫn đấu tranh vươn tới khát vọng sống trọn vẹn .

b.2 Hồn Trương Ba trong nghịch cảnh trú nhờ xác hàng thịt nên đã dần đổi tính, sống khác mình, sống trong dằn vặt đau đớn.

- Trương Ba vốn là người lao động nhưng thích những trò chơi thanh cao , trí tuệ và là một tay cao cờ đã bị chết một cách vô lí. Nam Tào sửa sai đã đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh : linh hồn phải trú nhờ vào thể xác của kẻ khác - kẻ có lối sống trái ngược với mình.

- Do phải sống nhờ vào xác hàng thịt , hồn Trương Ba đã đổi khác : uống nhiều rượu , ham bán thịt , không còn mặn mà với trò chơi trí tuệ nữa , nước cờ không còn thanh cao , khoáng đạt. Đau đớn nhất với Trương Ba là không được sống hoà hợp với người thân như trước nữa vì Trương Ba đã dần nhiễm cái tầm thường của xác anh đồ tể . tất cả mọi người đều buồn trước sự tha hoá của Trương Ba.

- Vợ buồn bã, đau khổ nhưng bản tính vị tha nên định nhường Trương Ba cho cô vợ anh hàng thịt. Con dâu hiểu hoàn cảnh của bố cũng chỉ biết thông cảm và xót thương thôi. Cháu nội ngây thơ , trong sáng thì phản ứng quyết liệt .

-Trương Ba còn khổ sở hơn nhiều vì ông ý thức được sự thay đổi của mình không chỉ làm mình khổ sở mà còn làm cho người thân đau khổ mà không thể giải quyết.

b.3 Hồn Trương Ba với cuộc đấu tranh tuyệt vọng với xác hàng thịt để thoát khỏi cuộc sống thô phàm. Linh hồn nhân hậu trong sạch , bản tính ngay thẳng của Trương Ba xưa kia nay sống lắp gá nên không sai khiến được xác hàng thịt thô phàm mà còn bị nó điều khiển. Ý thức được điều đó , linh hồn Trương ba đau khổ quyết định tách ra khỏi xác hàng thịt hèn hạ nhưng cũng thấm thía nghịch cảnh của mình nên đành nhập trở vào xác anh hàng thịt trong tuyệt vọng.

b.4 Hồn Trương Ba con người lao động luôn hướng tới khát vọng bình dị mà cao đẹp : được sống trọn vẹn thanh cao bên người thân.

- Hồn Trương Ba phải nhập trở lại vào xác anh hàng thịt nhưng linh hồn ấy vẫn không cam chịu sống trong thân xác phàm tục . Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích đã thể hiện rõ khát khao cao đẹp của một con người . Nỗi khát khao cháy bỏng của hồn Trương Ba là " không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Trương Ba đề nghị hãy làm cho hồn anh hàng thịt được sống lại . Cuộc đời dài phía trước do Đế Thích sắp đặt khi hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị cũng không được chấp nhận.

- Trương Ba không chấp nhận vì không muốn trở nên thảm hại , đáng ghét như kẻ tham lam… hưởng thụ lộc trời ! Vô lí lắm ! " . Trương Ba đã đề nghị Đế Thích đưa hồn cu Tị về nhập vào xác của nó . Với mình Trương Ba muốn " Tôi không nhập vào xác ai nữa, tôi đã chết rồi, hãy để cho tôi chết hẳn… Tôi cảm thấy mình lại là Trương Ba thật rồi".

- Trương Ba ra đi với hi vọng mọi người sẽ nhớ tới mình đúng như Trương Ba ngày xưa, vời niềm tin sự sống vẫn tiếp tục và những điều tốt đẹp đang nảy mầm, sinh sôi, đâm hoa kết trái trên cõi đời này. Và đúng là Trương Ba đã ra đi, nhưng cái chết ấy lại là bắt đầu sự bất tử của hình ảnh Trương Ba, lẽ sống cao đẹp của Trương Ba: " Tôi đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bật cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà rẫy cỏ.. không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu"

c. Đánh giá chung

Hồn Trương Ba cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, bảo vệ quyền được sống trọn vẹn, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn, vật chất và tinh thần và khát vọng hoàn thiện nhân cách. Cũng thông qua nhân vật này, Lưu Quang Vũ muốn gửi đến người đọc một thông điệp: Được sống làm người quí giá thật, nhưng sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quí giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quí.

VĂN HỌC NƯỚC NGOÀITHUỐC THUỐC

LỖ TẤNI- TÁC GIẢ I- TÁC GIẢ

- Lỗ Tấn (1881- 1936), nhà văn cách mạng Trung Quốc. Quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Tên khai sinh là Chu Thụ Nhân. Xuất than gia đình quan lại sa sút.

- Bút danh là Lỗ Tấn (ghép họ mẹ là bà Lỗ Thuỵ với chữ “ Tấn hành” - kỉ niệm tuổi nhỏ)

- Năm Lỗ Tấn 13 tuổi mồ côi cha. Cha ông lâm bệnh không thuốc mà chết. Lỗ Tấn ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy. Trước khi học thuốc, Lỗ Tấn đã học hai nghề: khai mỏ và hàng hải. Vì học giỏi, ông được sang Nhật học tại trường y khoa. Tình cờ, Lỗ Tấn chứng kiến (xem phim) thấy người Trung Quốc nô nức rủ nhau đi xem một người Trung Quốc bị quân Nhật chém đầu, vì tình nghi là gián điệp cho quân Nga trong cuộc chiến tranh Nga, Nhật. Ông giật mình, nghĩ chữa bệnh thể xác cho người Trung Quôc lúc này không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho họ. Ông quyết định bỏ nghề thuốc chuyển sang làm văn nghệ (viết văn). - Mục đích viết văn của ông là dùng ngòi bút để phanh phui “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm cách chạy chữa.

- Tác phẩm chính của ông gồm có:

“ Gào thét”, “ Bàng hoàng”, “ Chuyện cũ viết lại”, “ AQ chính truyện” …

II- TÁC PHẨM

-“Thuốc” là một truyện ngắn đa nghĩ. Lỗ Tấn kể chuyện vợ chồng lão Hoa Thuyên mua bánh bao tẩm máu tử tù để làm thuốc chữa bệnh lao cho con, chuyện Hạ Du làm cách mạng mà bị chêt chém… qua đó tác giả thể hiện tình trạng u mê, tê liệt của quần chúng và bi kịch của người cách mạng tiên phong trong xã hội Trung Quốc những năm đầu của thế kỷ 20.

- Truyện có bốn phần :

1. Vào một đêm mùa thu gần sáng, lão Hoa Thuyên đi mua thuốc - bánh bao tẩm máu tử tù - đem về chữa bệnh lao cho con

2. Vợ chồng lão Hoa nướng “thuốc” và thằng Thuyên - con trai ăn “thuốc”

3. Bọn khách trong quán trà và bác Cả Khang (đao phủ) nói về “thuốc” và bàn về tử tù

4. Vào tiết thanh minh, Bà Hoa và bà Tứ (mẹ tử tù) cùng đi thăm mộ con và gặp nhau trong nghĩa địa.

- Phần 3.

- Họ tin tưởng một cách chắc chắn rằng, bánh bao tẩm máu tử tù ăn vào sẽ chữa khỏi bệnh lao. Tác giả đã làm nổi bật chủ đề thứ nhất của truyện : phê phán tư tưởng mê tín, tập quán chữa bênh phản khoa học.

- Dưới mắt họ, Hạ Du chỉ là “thẳng quỷ sứ!, “thằng nhãi ranh con”, “thằng nhãi con”, “thằng khốn nạn”, “đáng thương hại”, “hắn điên thật rồi!” Chủ đề thứ hai của truyện : Quần chúng u mê tăm tối, bị tê liệt… Người cách mạng thì xa rời quần chúng, chiến đấu một cách đơn độc. “Thuốc” đã phê phán tình trạng ấy, thể hiện sâu sắc bi kịch của người cách mạng tiên phong.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp và Đại học môn ngữ văn lớp 12 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w