TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu NHỮNG LĨNH VỰC KINH TẾ CẦN ƯU TIÊN NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 103 - 107)

IX. Thực hiện các biện pháp làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

I. Hoàn thiện vai trò lãnh đạo của Nhà nước trong việc tổ chức

thực hiện phát triển bền vững:

1. Phát triển thể chế:

Cho đến nay, Việt Nam đạt được một số kết quả khả quan về xây dựng khuôn khổ thể chế, luật pháp có liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, bao gồm:

- Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương được thành lập đồng bộ, có chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức rõ ràng, đang hoạt động có hiệu quả.

- Đã ban hành được hệ thống các chính sách và văn bản pháp luật quan trọng về công tác kế hoạch hoá và quản lý phát triển trên các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Tuy hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến cấp tỉnh đã được thành lập, song năng lực còn hạn chế, đặc biệt là ở cấp tỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu giải quyết các vấn đề phát triển bền vững của địa phương. Việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường chưa thật hợp lý, thông tin chậm cập nhật, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu điều chỉnh các chính sách và kế hoạch của ngành môi trường và các ngành kinh tế, xã hội khác. Còn thiếu nhiều văn bản dưới luật và các hướng dẫn thi hành. Đặc biệt còn thiếu các biện pháp và công cụ kinh tế để thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường cũng như xử lý những vi phạm

môi trường. Chiến lược và kế hoạch hành động về môi trường được xây dựng còn tương đối độc lập với các ngành kinh tế, xã hội, hoặc thiếu sự tham gia của các đối tác có liên quan cũng như các cộng đồng dân cư nên tính khả thi còn hạn chế.

Để bảo đảm thực hiện thành công Định hướng chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam, nhu cầu đặt ra cần giải quyết ba vấn đề chính:

- Hoàn chỉnh hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về phát triển bền vững thông qua việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành phục vụ việc hoàn thiện thể chế phát triển bền vững, phù hợp với luật pháp quốc tế. Chú trọng các định chế về lồng ghép vấn đề môi trường vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội; khuyến khích việc phối hợp lực lượng xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển bền vững trên toàn quốc và các vùng lãnh thổ; khuyến khích nghiên cứu khoa học phục vụ lập kế hoạch phát triển bền vững.

- Cơ chế phát triển bền vững vận hành với chức năng làm cầu nối giữa các bộ, ngành, địa phương, liên kết vấn đề môi trường với các vấn đề kinh tế, xã hội khi ra các quyết định phát triển. Để cơ chế này phát huy hiệu quả cần chú trọng:

+ Phân công, phân cấp triệt để cho cấp dưới trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện các kế hoạch phát triển; huy động tối đa sự tham gia của các cộng đồng dân cư có liên quan.

kết hữu cơ với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ngay từ khi hình thành và trong suốt quá trình thực hiện, với sự tham gia của tất cả các cơ quan chức năng thuộc bộ máy nhà nước.

+ Cơ chế phát triển bền vững được thực thi bằng việc áp dụng quy trình bắt buộc về đánh giá tác động môi trường ngay từ giai đoạn thiết kế, quy hoạch và xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, ngành và vùng lãnh thổ.

- Thành lập Hội đồng liên ngành chỉ đạo phát triển bền vững do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm chủ tịch (có cơ quan thường trực đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư) để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện thống nhất phát triển bền vững trong phạm vi cả nước với những chức năng, nhiệm vụ chính sau đây:

+ Tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo qúa trình thực hiện Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả triển khai Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam với Thủ tướng Chính phủ.

+ Phối hợp các hoạt động liên ngành, liên vùng về lập quy hoạch, kế hoạch phát triển; triển khai các chương trình, dự án lớn, mang tính chất liên ngành, liên vùng cao. Hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và tổ chức có liên quan xây dựng định hướng chiến lược, chương trình và dự án phát triển bền vững.

cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về phát triển bền vững. Chỉ đạo việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững.

+ Hình thành và vận hành hệ thống cung cấp thông tin về các vấn đề phát triển bền vững đất nước.

+ Đề xuất những sáng kiến mới và tìm nguồn lực cho việc thực hiện những sáng kiến đó nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.

- Thành lập Hội đồng chỉ đạo phát triển bền vững cấp ngành và địa phương.

Một phần của tài liệu NHỮNG LĨNH VỰC KINH TẾ CẦN ƯU TIÊN NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 103 - 107)