Bo mạch âm thanh (sound card)

Một phần của tài liệu Đồ án thực tập chuyên ngành tin học ứng dụng (Trang 25 - 27)

Bo mạch âm thanh trong máy tính là một bo mạch mở rộng các chức năng về âm thanh trên máy tính, thông qua các phần mềm nó cho phép ghi lại âm thanh (đầu vào) hoặc trích xuất âm thanh (đầu ra) thông qua các thiết bị chuyên dụng khác.

Chức năng chính

Mọi hoạt động của bo mạch âm thanh phải được điều khiển bằng phần mềm hoặc trình điều khiển (driver) trên máy tính. Các hoạt động của bo mạch âm thanh có thể là: - Trích xuất các tín hiệu âm thanh dạng tín hiệu tương tự (analog) hoặc tín hiệu số (digital) tới các loa để phát ra âm thanh mà con người nghe được.

- Ghi lại về âm thanh để lưu trữ (hoặc phục vụ xử lý) âm thanh trong: tiếng nói, âm thanh tự nhiên, âm nhạc, phim...thông qua các ngõ đầu vào.

- Xử lý và phát lại âm thanh từ các thiết bị khác: Phát âm thanh trực tiếp từ các ổ đĩa quang, thiết bị phát MIDI.

+ Kết nối với các bộ điều khiển game (joytick) + Là thiết bị kết nối trung gian: (Cổng IEEE-1394)

Phân loại theo bus sử dụng:

- Bo mạch âm thanh sử dụng bus ISA: Là loại bo mạch âm thanh cổ điển nhất, sử dụng các bus ISA thông qua các khe cắm ISA trên máy tính.

- Bo mạch âm thanh sử dụng bus PCI: Loại bo mạch âm thanh thông dụng hiện nay đang sử dụng, chúng sử dụng bus PCI thông qua các khe cắm PCI mở rộng trong máy tính.

- Bo mạch âm thanh sử dụng bus USB: Sử dụng các cổng USB với các bo mạch âm thanh gắn ngoài thùng máy đối với máy tính cá nhânhoặc đối với các máy tính xách tay

- Bo mạch âm thanh sử dụng với loa X.1: Chỉ hỗ trợ đến tối đa X loa vệ tinh (X được hiểu là một số nào đó cụ thể tuỳ từng loại loa.

Phân loại bo mạch âm thanh theo dạng thức vật lý:

- Bo mạch âm thanh rời: là một phần tách rời khỏi bo mạch chủ.

- Bo mạch âm thanh liền (onboard): được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ.

Một phần của tài liệu Đồ án thực tập chuyên ngành tin học ứng dụng (Trang 25 - 27)