III. CHỨNG QUYỀN (WARRANTS)
8. Thực trạng Việt Nam
• Ngày 07/08/2007, Vinaconex được Bộ Tài Chính đồng ý về việc phát hành trái phiếu riêng lẻ kèm chứng quyền với khối lượng phát hành 1.000 tỷ đồng, tổ chức bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán (BIDV), đại lý phát hành và đại lý thanh toán là Công ty. Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC).
• Ngày 09/10/2009, Giao dịch phát hành trái phiếu kèm chứng quyền có tổng quy mô phát hành 1.800 tỉ đồng đã được hoàn tất bởi Công ty CP FPT và Ngân hàng ANZ tại Việt Nam.
• Ngày 26/12/2011, Công ty CP Tập đoàn Đại Dương (OGC) công bố phát hành thành công 700 tỷ đồng trái phiếu kèm chứng quyền (khối lượng trái phiếu chào bán dự kiến là 1.000 trái phiếu, mệnh giá: 1 tỷ đồng/trái phiếu). Trong đợt phát hành này, chỉ có hai nhà đầu tư mua trái phiếu và được nhận 3.182.200 chứng quyền.
• Ngày 13/12/2012, HOSE đã tổ chức hội thảo giới thiệu về chứng quyền. Theo thông tin thống kê được công bố, giá trị giao dịch trên thị trường chứng quyền Đài Loan liên tục tăng, từ mức 68,3 triệu NTD (năm 2009) lên 213,2 triệu NTD (năm 2011). Ngoài thị trường chứng khoán Đài Loan, tại Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore... cũng có giá trị giao dịch chứng quyền cao.
• Vì sự phổ biếN và phát triển này mà HOSE rất kỳ vọng thị trường sẽ quan tâm và Việt Nam có thể sớm đưa chứng quyền vào giao dịch.
• Chứng quyền là một loại chứng khoán quen thuộc và được giao dịch phổ biến tại các nước khác.
• Tại Việt Nam chứng quyền chưa có nền tảng pháp lý chưa chính thức được đưa vào giao dịch trên sàn.
• Số đợt phát hành trái phiếu kèm chứng quyền của các Tổ chức phát hành từ năm 2007 đến nay là khá ít và mức độ giao dịch thành công còn hạn chế. Tính thanh khoản của giao dịch chứng quyền thứ cấp rất thấp và loại chứng khoán này không thu hút được các nhà đầu tư.
III. CHỨNG QUYỀN (WARRANTS)