Một số giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển lĩnh vực thương mại Việt Nam sau môt năm gia nhập gia nhập WTO (Trang 30 - 34)

1) Tăng cường nhận thức kết hợp chỉ đạo quyết liệt về việc phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế

Những tin tức về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thường xuyên được truyền tải tới cộng đồng doanh nghiệp qua nhiều phương tiện truyền tin khác nhau (báo chí, hội thảo, hội nghị, gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm,...). Chẳng hạn, mức độ đạt được thoả thuận trong đàm phán song phương về gia nhập WTO được quan tâm như là tin tức kinh tế nóng nhất trong năm 2005 và năm 2006. Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra cho việc triển khai thực hiện để vừa đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa đạt được các mục tiêu công nghiệp hoá của Việt Nam đòi hỏi sự phối hợp hoàn thiện chính sách từ các

đơn vị khác nhau (trong và ngoài Bộ Thương mại).

Quá trình này yêu cầu sự nhận thức đúng đắn vai trò của công việc phối hợp hoàn thiện chính sách này. Đối tượng mục tiêu cho việc nâng cao nhận thức về vai trò của việc phối hợp này bao gồm các cơ quan quản lý bộ ngành, các cơ quan được phân công triển khai thực hiện cam kết và cộng đồng doanh nghiệp. Lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đã nhìn rõ những hạn chế trong việc phối hợp hoạch định và triển khai thực hiện chính sách và có hàng loạt chỉ đạo về sự phối hợp giữa các bộ ngành. Tuy nhiên, kết quả đạt được về việc phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế nói riêng việc hoàn thiện chính sách nói chung còn chưa được như mong đợi. Vấn đề là nhận thức về sự cần thiết của việc phối hợp hoàn thiện đã có nhưng mức độ quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện công việc này còn chưa đủ. Trong thời gian tới, Chính phủ cần nâng cao nhận thức về việc này (tính quyết liệt trong chỉ đạo phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế), đặc biệt sau khi gia nhập WTO. Nếu việc nâng cao nhận thức về phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế được chỉ đạo thống nhất, mạnh mẽ từ Chính phủ tới từng bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp thì việc triển khai thực hiện phối hợp sẽ thuận lợi hơn.

2) Tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế vào quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế

Khi trở thành thành viên của WTO, sự tham gia của doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp vào quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế cần được thay đổi. Nhà nước không thể hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp mà phải thông qua các hiệp hội để thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, ... Tại Việt Nam, cách thức doanh nghiệp tham gia vào quá trình hoạch định chính sách cũng cần được tăng cường.Các doanh nghiệp tham gia rất có hiệu quả vào quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế ở Thái Lan, Malaysia và Hoa Kỳ. Thực tiễn Việt Nam cho thấy, Việt Nam hiện đã có sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào quá trình hoạch định và hoàn thiện chính sách song tồn tại dưới các hình thức khác nhau như gặp mặt Thủ tướng với doanh nghiệp, gặp mặt Bộ trưởng với doanh nghiệp, thư trao đổi giữa Bộ trưởng với doanh nghiệp và doanh nghiệp với Bộ trưởng, các cuộc hội thảo, đào tạo do các bộ, ngành và hiệp hội chuyên ngành tổ chức.

3) Hoàn thiện hệ thống thông tin về thị trường, ngành hàng và rào cản thương mại đầy đủ và dễ truy cập rào cản thương mại đầy đủ và dễ truy cập

Đây là công việc không chỉ của Bộ Thương mại mà cả các bộ ngành khác và đặc biệt là các hiệp hội ngành hàng. Việt Nam phải sẵn sàng đương đầu với các tranh chấp thương mại. Việt Nam không thể tránh khỏi việc tham gia vào các tranh

tăng hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, các tranh chấp thương mại còn được sử dụng như một phần trong số các công cụ gây ảnh hưởng chính trị từ các nước lớn. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp, các hiệp hội và các bộ ngành kể trên cần có kế hoạch sẵn sàng đương đầu với các tranh chấp liên quan đến thương mại như chống trợ cấp hay chống bán phá giá. Việt Nam cần làm nhiều việc để chủ động giảm thiểu tác động tiêu cực của các tranh chấp này. Bộ Thương mại đã đưa ra biện pháp về “chủ động nghiên cứu các cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ ASEAN, WTO” .

4) Tiếp tục minh bạch hóa và vận dụng linh hoạt công cụ thuế quan quan

Bộ Tài chính cần vận dụng linh hoạt biên thay đổi thuế để tạo sự thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam. Việc vận dụng linh hoạt biểu thuế là hành động phù hợp với các nguyên tắc và quy định của WTO. Trong khuôn khổ WTO, các quốc gia cần thực hiện bảo hộ đơn giản thông qua thuế. Việc áp dụng thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thay đổi biên thuế trong trường hợp khẩn cấp, thuế chống trợ cấp và bán phá giá là không vi phạm với WTO. Hệ thống thuế của Việt Nam đang được thay đổi theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này thể hiện ở những cam kết và thực hiện cam kết của Việt Nam trong AFTA, hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, điều chỉnh hệ thống thuế cho phù hợp với các quy định của WTO,... cũng như những thay đổi, điều chỉnh thuế gián tiếp (thuế tiêu thụ đặc biệt của ô tô, quy định chi tiết thi hành thuế VAT). Tuy nhiên, để thuế quan thực sự là một công cụ của chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam không những cần đảm bảo sự nghiêm túc trong thực hiện các cam kết mà còn phải biết vận dụng linh hoạt công cụ này. Bộ Tài chính có thể xem xét vận dụng kinh nghiệm của Thái Lan như áp mức thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu trong một số trường hợp khẩn cấp hay khi có yêu cầu từ các hiệp hội, các bộ ngành khác. Chẳng hạn, việc vận dụng linh hoạt biểu thuế Việt Nam, nếu áp dụng theo kinh nghiệm của Thái Lan, có thể giải quyết được những vấn đề về nhập khẩu thép kém chất lượng.

Sau một năm gia nhập WTO thương mại Việt Nam sẽ đón nhận thêm nhiều

cơ hội và cũng không ít thách thức.Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải có chiến lược mới và chính sách, biện pháp thích hợp. Nhà nước phải xác lập một sân chơi bình đẳng để khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật để đáp ứng với người tiêu dùng và hội nhập kinh tế quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế quốc tế - Đồng chủ biên: GS.TS Đỗ Đức Bình – PGS.TS Nguyễn Thường Lạng – NXB Đại học kinh tế quốc dân – Năm 2008

2. Giáo trình Kinh tế phát triển – Chủ biên: GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng – NXB Lao động – Xã hội – Năm 2006

3. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chủ biên: PGS.TS Trần Bình Trọng – NXB Thống kê – Năm 2003

4. Môi trường kinh doanh 2008 – Số liệu quốc gia – Doing Business 2008 5. The Global Competiveness Report 2008 – 2009 - World Economic forum 6. Một số Website điện tử  Website Tổng cục thống kê  Website Bộ thủy sản  http://www.gso.gov.vn  http://vi.wikipedia.org  http://web.worldbank.org  http://nqcenter.wordpress.com  http://vneconomy.com.vn

Để hoàn thành đề tài này em nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Li luận Chính Trị đặc biệt là thầy Lê Ngọc Thông, em xin chân thành cám ơn các thầy cô đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài. Tuy nhiên đây là đề tài mang tầm vĩ mô, không tránh khỏi những thiếu sót em rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô.

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển lĩnh vực thương mại Việt Nam sau môt năm gia nhập gia nhập WTO (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w