Nguyên liệu và o:

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tại CÔNG TY cổ PHẦN BAO bì đạm PHÚ mỹ (Trang 28 - 33)

+ Hạt nhựa PP nguyên sinh (Poly Propylene).

+ Hạt phụ gia cho hạt tạo sợi (thành phần cơ bản là CaCO3). + Bột (hạt) màu.

+ Các phụ gia có chức năng khác theo yêu cầu sử dụng (OB, UV,P.C,Ầ). + Hạt PP tái sinh.

2.1.3: Nguyên lý

Nguyên liệu được đưa vào máy trộn nguyên liệu. Tại đây nhờ cánh khuấy sẽ trộn đều nguyên liệu và được hút lên trên nhờ bơm chân không, sau đó sẽ được đưa xuống đầu đùn.Tại đây nguyên liệu sẽ được đưa đi nhờ hệ thống trục vắt tới bộ phận gia nhiệt để nấu chảy nguyên liệu,nhiệt độ khoảng 220-270oC. Nhựa chảy sẽ đi qua lưới lọc và tới miệng

khuôn.Nhựa sẽ chảy đều theo hình dạng của khuôn,dưới tác dụng của lực ép sẽ đẩy nhựa ra khỏi miệng khuôn. Ở đây có hệ thống gia nhiệt là các đầu dò nhiệt để giữ cho nhiệt độ ổn định duy trì cho hỗn hợp luôn ở trạng thái nhão đều. Sau khi ra khỏi miệng khuôn màng phim sẽ di qua hệ thống bồn nước,tại đây nhựa sẽ chuyễn tù trạng thái nhão sang rắn(nhưng

vẫn dẻo). Nhiệt độ của nước được duy trì ở nhiệt độ nhất định nhờ hệ thống làm lạnh nước bằng máy lạnh,màng phim tiếp tục di chuyển nhờ hệ thồng chuyền động. Sau đó màng phim sẽ được kéo them nhờ các cặp trục. Đồng thời trong quá trình này hệ thống gạt nước bằng cặp thanh đồng ,hệ thống quạt thổi khắ và ba cặp trục ép cao su làm khô màng nhựa. Sau đó màng nhựa sẽ đi qua hệ thống các dao xẻ màng chia màng thành các sợi có kắch thước đều nhau. Hai sợi ở hai bên được máy thu phế đưa vào máy băm và hoàn lưu về xilô của đầu đùn,những sợi còn lại được các lô kéo kéo và giữ sợi đưa vào hệ thống ủ sợi.Sau đó sợi sẽ qua lò sấy nóng sợi để sấy sợi đến độ dẻo cho phép. Nhờ các cụm lô kéo sợi nó sẽ dàng sợi và lô tôi sợi. Ở đây sợi sẽ được làm lạnh bằng hệ thống nước làm mát nhằm ổn định mạch cao phân tử của sợi đảm bảo độ bền,phẳng cảu sợi. Tiếp theo sợi sẽ được cuốn lại thành sợi qua hệ thống dàn cuốn sợi. Khi cuộn sợi đạt kắch thước thắch hợp thì nhân viên sẽ thu cuộn sợi và thay ống chứa cuộn mới. Sợi sau khi được sản xuất nếu đạt yêu cầu sẽ chuyển sang công đoạn dệt.

2.2: Máy dệt

Hình 2.11: Máy dệt

2.2.1. Cấu tạo

+Khung dàn máy

+Giá để ống chỉ dọc gồm 960 cộc(máy lớn), +Hệ thống dẫn sợi dọc,trục lăn trung gian dẫn sợi +Hệ thống dẫn động trung tâm +Động cơ chắnh +Trục chắnh chuyển động bánh cam +Dẫn động thoi +Dẫn động go lên xuống +Dây go

+Hệ thống thoi gồm 6 cái có bánh xe lăn dẫn thoi và kim thoi +Hệ thống báo đứt sợi dọc,đèn báo,thanh bù ,vòng cảm ứng +Hệ thống báo đứt sợi ngang ,cảm biến điện từ,đèn báo +Hệ thống báo hết sợi ngang,cảm biến tia hồng ngoại +Màn hình hiển thị

+Hệ thống nút điều khiển tay,đèn báo lỗi,nút START-STOP-INCH +Hệ thống kéo vãi dệt,động cơ kéo đầu,trục kéo đầu

+Hệ thống cuộn vãi gồm 2 cuộn,2 động cơ,2 bộ trục cuốn(máy lớn),1 cuộn,1 động cơ,1 bộ trục cuốn(máy nhỏ)

+Bộ điều khiển máy có khả năng lưu trữ và in tài liệu,điều chỉnh mật độ sợi ngang,điều khiển tốc độ bằng tần số,khống chế chiều dài cuộn vải,vận hành được lô cuốn,kéo khi máy ngưng hoạt động.

2.2.2: Nguyên lý

Các cuộn chỉ sẽ được đưa vào các thoi và đưa vào go(sợi dọc),các go sẽ được sắp xếp so le nhau,6 cuộn sợi ngang sẽ đưa vào giữa các sợi chỉ dọc và cách đều nhau.khi khung dàn máy hoạt động làm các cuộn chỉ quay theo nhờ hệ thống bánh đà và dây cu-roa chuyển động,các go sẽ chuyển động lên xuống so le nhau còn các sợi chỉ ngang sẽ chạy vòng quanh các sợi chi dọc nhờ sự chuyển động lên xuống của sợi chỉ dọc sẽ đan hình caro và cứ tiếp tục chu trình như vậy trong suốt quá trình dệt vải.vải sẽ được cuốn lại nhờ các lô kéo do motor chuyển động sẽ cuốn lại nhờ các lô cuốn sợi(dạng ống).nếu là dạng mảnh khi qua các lô cuốn vải sẽ đi qua hệ thống dao cắt bằng nhiệt xẻ đôi tấm vải,và có 2 lô cuốn cuốn vải như ở dạng ống.khi đạt kắch cỡ cuộn vãi thắch hợp sẽ xuống cuộn.

2.3.Cấu tạo và nguyên lý làm việc máy tráng

Hình 2.12: Máy tráng màng 2.3.1.Cấu tạo: +Cẩu trục +Giá đỡ vải +Hệ thống trụ kéo chuyển động +Lô làm lạnh

+Hệ thống đầu đùn +Phanh hãm +Dao cắt phế biên +Hệ thống thu hồi phế +Hệ thống điều khiển 2.3.2:Nguyên lý làm việc

Sau khi đưa vải vào giá đỡ cuộn,nhờ các lô kéo sẽ kéo vải đến miệng khuôn.Đối với bao KPK,thì đưa thêm giấy kraft vào giá đỡ cuộn nhờ các lô kéo sẽ kéo giấy tới miệng khuôn,nhờ hệ thống đầu đùn đưa nhựa đến bộ phận gia nhiệt làm cho nhựa chảy ra miệng khuôn và dán giấy kraft và vải với nhau.Đối với bao PK khi được kéo tới miệng khuôn sẽ được tráng một lớp PP rồi nhờ các lô kéo kéo vải đã tráng vào cuộn.Khi đạt kắch cỡ cuộn thắch hợp sẽ xuống cuộn.

2.4.Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy tạo ống và in 3 màu 2.4.1:Cấu tạo

+Cẩu trục +Giá đỡ cuộn +Phân hãm

+Lô kéo mực,Lô in +Quạt +Thùng chưá mực +Bơm mực +Lô dán keo +Bàn tạo hình +Lô làm lạnh +Máy cắt +Bàn xếp 2.4.2: Nguyên lý làm việc

Mực in và dung môi được hòa trộn và được đưa vào thùng chứa,các máy bơm bơm mực vào máng. Công nhân vận hành đưa vải và giấy kraft vào giá đỡ cuộn,các lô kéo kéo manh đi đến khu vực lô in.Mực in sau khi được đưa vào máng sẽ được lô bằng cao su keó mực đưa lên lô thép để tán mực,lô này sẽ quét mực in lên phần lô có khuôn in.Manh vải đi qua lô in dưới lực ép của 2 lô được in lên manh vải và tiếp tục qua 2 lô tiếp theo cũng tương tự và các quá trình xảy ra liên tục. Sau khi xong manh vải được đưa đến giai đoạn tiếp theo.Giấy kraft được các lô kéo đưa đến bộ phận xăm lỗ,sau đó được gép với manh và đưa đến bộ phận tạo hình,ở đây giấy kraft được lồng ở bên trong còn PP được bọc ở bên ngoài.Đồng

thời,giấy kraft và manh PP được dán keo để tạo hình ống cho bao,sau đó được qua máy cắt để tạo hình hoàn chỉnh cho bao xi măng,qua băng tải và đưa ra ngoài.Các sản phẩm sẽ được kiểm tra các thông số kỹ thuật,nếu đạt tiêu chuẩn được đưa qua gấp van.

2.5. Gấp van

Sản phẩm sau quá trình tạo ống và in 3 màu đạt tiêu chuẩn được đưa qua quá trình gấp van. Ở đây bao được các công nhân gấp phần bao vào trong để tạo lổ khi cho xi măng chảy vào .

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tại CÔNG TY cổ PHẦN BAO bì đạm PHÚ mỹ (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w