)Các nguyên tắc khi thiết kế đường đỏ: Khi thiết kế đường đỏ mà chúng

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG F1 (Trang 29 - 31)

ta cần phải chú ý đến sự ảnh hưởng của nó đến năng suất vận chuyển, an toàn và êm thuận của xe, giá thành xây dựng, do đó khi thiết kế đường đỏ chúng ta cần phải chú ý đến các nguyên tắc sau:

*) Để khối lượng đào đắp nhỏ đảm bảo cho nền đường ổn định cố gắng cho đường đỏ đi gần hoặc song song với mặt đất tự nhiên.

*) Độ dốc của đáy rãnh dọc thường bằng độ dốc của mép đường và phải bảo đảm cho nước chảy thông suốt. Để bảo cho thoát nước mặt tốt và không phải làm rãnh dọc quá sâu, nên tránh thiết kế độ dốc dọc của tuyến

bằng không. Độ dốc dọc của rãnh dọc nhỏ nhất bằng 0.5% và trường hợp đặc biệt có thể là 0.3%.

*)Đường ở địa hình núi có độ dốc = 7% và kéo dài thì cứ 400m phải bố trí một đoạn dốc thoải có độ dốc dọc không quá 2,5% và chiều dài không ngắn hơn 50m.

*) Phải thiết kế đường cong nối dốc dọc ỡ những chỗ đường đỏ đổi dốc mà hiệu đại số giữa hai dốc lớn hơn 1%, đường cong nối dốc dọc thiết kế theo cung tròn hay Parabol bậc hai.

*) Thiết kế đường đỏ tại vị trí cầu cống phải đảm bảo cao độ thiết kế tại các vị trí này.

Đối với cầu, cao độ này được xác định như sau: H=H1+Z+C ; Trong đó:

H1: cao độ mực nước tính toán; Z: tĩnh thông thuyền;

C: chiều cao cấu tạo

Đối với cống, cao độ thiết kế được xác định như sau: HN=H+0,5(m); Trong đó:

H: mực nước dâng trước công trình; 0,5 là khoảng cách an toàn.

Trong trường hợp bố trí cống không áp thì cao độ mép nền đường cao hơn cao độ của cống là 0,5m.

Để vẽ được đường đỏ cần phải các định các cao độ khống chế và các cao độ khống chế ở đây là cao độ tối thiểu là ở vị trí cầu cống, cao độ điểm đầu và điểm cuối.

2)

Các phương pháp thiết kế đường đỏ :

*) Dựa vào trắc ngang và cao độ các điểm khống chế, xác định dạng cắt ngang là đào hoàn toàn, đào hình chữ L hay nền đắp hoặc là nửa đắp nửa đào. Việc chọn trắc ngang này theo theo phương châm là nền đường đắp tốt hơn nền đường đào vì giá thành rẽ hơn ,cải thiện chế độ thuỷ nhiệt của nền.

*) Trong phương án đã chọn, tuyến đường đi theo sườn núi nên chọn loại đường đào hình chữ L với sườn dốc lớn và nền nửa đào, nửa đắp với sườn dốc vừa.

Không nên bố trí những đoạn có độ dốc lớn trùng với đường cong trên bình đồ. Những điểm đổi dốc không nên đặt trùng với đường cong bằng. Nếu trong trường hợp nó trùng nhau thì nên bố trí nằm trong đường cong bằng.

*) Kẻ đường đỏ thường được thực hiện theo hai cách:

+)Kẻ đường bao là làm cho đường đỏ lượn theo mặt đất, có cao độ cao hơn cao độ mặt đất . Đây là phương pháp mà khối lượng đào đắp nhỏ ,rất thuận tiện cho thi công cơ giới, nền đường đảm bảo tốt nhất ổn định

Phan Hồ Vinh Lớp cầu đường K40 30

về cường độ và tác động của môi trường .Phương pháp này thường chỉ áp dụng cho địa hình đồng bằng

+)Kẻ đường cắt là làm cho đường đỏ và đường đen giao nhau tại một số điểm và hình thành trên tuyến nhửng đoạn đường đào đắp xen kẻ nhau.Phương pháp này có thể tận dụng đất ở nền đào chuyển sang đắp nền đắp.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG F1 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w