II. Các giải pháp của Việt Nam đối với thu hút đầutư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản
2. Tạo lập môi trường đầutư hấp dẫn hơn hiện nay
Trên cơ sở luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 9/ 6/ 2000, cần chỉ đạo các ban hành kịp thời các thông tư hướng dẫn theo đúng tinh thần của luật đầu tư nước ngoài mới. Cần để phòng tình trạng các bộ trong khi ban hành thông tư hướng dẫn dưa những nội dung mà họ không nhất trí với luật sửa đổi vào các văn bản đó, như thường đã xảy ra
+ Đầu năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã có một số quyết định có liên quan đến đầu tư nước ngoài, đáng tiếc là một số chủ trương đã không được các ngành thực hiện nghiêm túc, do đó làm giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với Chính phủ Ví dụ : Tổng công ty diịe lực Việt Nam cho đến nay vẫn chưa
hoàn lại tiền ứng trước của các doanh nghiệp FDI xxây dựng hệ thống cung ứng điện ngoài hàng rào... Thủ tướng Chính phủ cần có thái độ nghiêm khắc hơn đối với những tổ chức và cá nhân không thi hành các quyết định của mình để tạo ra kỷ cương trong hoạt động của bộ máy Nhà nước.
+ Các thủ tục hành chính còn khá phức tạpcuộc cải cách để giảm thiểu các thủ tục phiền hà đang gặp trở ngại lớn chính từ các cán bộ lãnh đạo của bộ, ngành địa phương đụng đến quyền lực và lợi ích của hàng vạn người đã quen với cơ chế xin cho. Môi trường đầu tư có được cải thiện hay không, theo ý kiến của đại bộ phận nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, chính là có cải cách được bộ máy nhà nước, giảm thiểu được thủ tục hành chính không cần thiết, giảm thiểu chi phí cơ hội, tiíet kiệm thời gian hình thành và triển khai dự án đầu tư... Do vậy, Chính phủ cần nhiều thời gian để chỉ đạo có hiệu lực hơn công cuộc cải cách hành chính, giảm thiểu thủ tục hành chính, cần có các hình thức khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh đối với những cá nhân và tổ chức trong việc thực hiện chủ trương quan trọng và có ý nghĩa thời sự trọng đại này.
+ Cần ban hành, dù dưới dạng thí điểm như đã dự kién, chủ trương cho các doanh nghiệp FDI được phát hành cổ phiếu ở thị trường trong nước và có thể ở cả thị trường nước ngoài để thu hút thêm vốn đầu tư. cần có chủ trươnh về khuyến khích lập các quỹ đầu tư vào Việt Nam, mà hiện nay do ngân hàng nhà nước đang nghiên cứu, chưa được hình thành văn bản pháp quy, nên chưa động viên được sự quan tâm của các nhà đầu tư, như các nước trong khu vực đã và đang làm.
+ Cần nghiên cứu có hệ thống hơn, trên cơ sở đó chuẩn bị có văn bản tốt hơn đối với những vấn đề có liên quan đến hoạt động đầu tư như hệ thống thuế thu nhập cá nhân, hệ thống tín dụng, bảo lãnh đầu tư, những vấn đề có liên quan đến lao động từ việc tuyển chọn, đào tạo tuyển chọ cán bộ, cho đến
việc tranh chấp lao động. Thực tế hiện nay đã có đủ cơ sở để tìm ra phương thức giải quyết đúng đắn các vấn đề phức tạp này trong tình hính nước ta, tránh tình trạng các bộ các địa phương tự ý ban hành những quy định trái với tư tưởng chỉ đạo của đảng và nhà nước về khuyến khích đầu tư với nước ngoài.
3. Cần tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư mạnh mẽ hơn, có trọng điểm thịtrường về đầu tư để các công cuộc vận động đầu tư mang lại hiệu quả