phòng môi giới và hiệu quả hoạt động
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển nghề môi giới bất động sản ở nước ta. nước ta.
Thị Trường bất động sản Việt Nam chính thức được chính thức hình thành từ năm 1993, sau khi luật đất đai cho phép chuyển nhượng quyền sử đất, đến năm 1996 lần đầu tiên khái niệm “ thị trường bất động sản” được chính thức đề cập trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Nhà nước ta xác định mục tiêu phát triển của thị trường bất động sản đó là:
+ Thứ nhất: Phát triển thị trường bất động sản lớn mạnh toàn diện đặc biệt là thị trường bất động sản ở khu vực đô thị, các vùng trung tâm phát triển; thông qua thị trường bất động sản để khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển, biến các nguồn lực tiềm tàng thành các nguồn vốn đầu tư, thu hút nguồn vốn từ bên ngoài vào phát triển các hoạt động kinh tế xã hội.
+ Thứ hai: Thu hút sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển thị trường bất động sản nhằm tăng cường tính cạnh tranh, hạn chế tính độc quyền, giảm bớt tính không hoàn hảo toạ nên một thị trường lành mạnh và khuyến khích giao dịch khuyến khích minh bạch; hạn chế tình trạng giao dịch “ngầm”, hạn chế tình trạng đầu cơ trục lợi, kích cầu ảo, gây khan hiếm nhà đất giả tạo; gây nên những biến động bất thường về nhà đất.
+ Thứ ba: Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong việc định hướng điều tiíet vĩ mô và kiểm soát hoạt động của thị trường, đảm bảo cho thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh bên vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, phát triển xã hội và đô thị, đáp ứng đủ các nhu cầu và lợi ích của mọi người dân trong xã hội
Trên cơ sở các mục tiêu đó đến năm 2006 luật kinh doanh bất động sản đã công nhận môi giới bất động sản là một nghề, và đề ra các quy định nhằm mục tiêu chuyên nghiệp hoá đội ngũ những người môi giới, đưa họ về thực hiện đúng chức năng người trung gian của mình. Cùng với nghị định 153/2007/ NĐ – CP nhà nước đã thể hiện rõ mục tiêu lành mạnh hoá các giao dịch bất động sản. Luật quy định các nguyên tắc hoạt động môi giới, nội dung của hoạt động môi giới, đồng thời quy định về các khoản thù lao và hoa hồng mà nhà môi giới được nhận cũng như các quyền và nghĩa vụ đối với người môi giới bất động sản . Luật đặc biệt chú ý đến công tác cấp chứng chỉ hành nghề của các nhà môi giới bất động sản. Đây được coi như bước khởi đầu của quá trình chuyên nghiệp hoá nghề môi giới. Trong nghị đinh 153 hướng dẫn thi hành luật đã quy định khá chi tiết về về công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức về môi giới, về điều kiện đối với cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo; quy định trình tự thủ tục và tổ chức cấp chứng chỉ môi giới, quyền và nghĩa vụ của người xin cấp chứng chỉ môi giới, trách nhiệm của cơ quan cấp chứng chỉ môi giới và việc quản lý hành nghề môi giới.
3.2 Các đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao công tác tổ chức văn phòng môi giới và hiệu quả hoạt động. môi giới và hiệu quả hoạt động.
Việc nâng cao công tác tổ chức văn phòng môi giới là một trong các bước để chuyên nghiệp nghề môi giới và phải được tiến hành đồng bộ, song song với các biện pháp khác. Để làm được điều này chúng ta cần:
+ Hoàn thiện công cụ pháp luật: Để chuyên nghiệp hoá đội ngũ môi giới theo tôi trước hết là nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý cho nghề môi giới. Việc công nhận môi giới bất động sản là một nghề và đề ra các điều kiện, yêu cầu chuyên môn như trong luật kinh doanh bất động sản 2006 là chưa đủ. Theo tôi nên quy định về vốn pháp định với các văn phòng môi giới, với số tiền vốn này sẽ giúp sàng lọc các văn phòng nhỏ lẻ làm ăn chộp giật, số tiền này cũng như là một hình thức đảm bảo trách nhiệm đối với khách hàng. Cũng nên quy định về trụ sở của văn
phòng môi giới như về diện tích, trang thiết bị cơ bản phải có. Cũng nên có các chế tài nghiêm khắc để xử phạt các hành vi vi phạm của các nhà môi giới để điều chỉnh hành vi của họ
+ Khuyến khích người dân tham gia đăng ký giao dịch bất động sản: Mục đích của chuyên nghiệp nghề môi giới là để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh hơn các quan hệ trao đổi công khai ổn định và lành mạnh và hợp pháp hơn. Do vậy việc tạo lập tính chất pháp lý cho hàng hóa bất động sản mà trước hết là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà đóng vai trò hết sức quan trọng, và tiến tới là giấy đăng ký bất động sản chung cho cả hai loại giấy trên
+ Về công tác đào tạo: Với một thời gian ngắn như vậy các khoá học ngắn hạn khó có thể cung cấp cho người học một hệ thống kiến thức bài bản trong bối cảnh số lượng người kinh doanh quá lớn. Chương trình đào tạo trước mắt có thể tạm coi là chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu cấp bách, giải quyết nhu cầu trước mắt là đến năm 2009, tất cả những người kinh doanh BĐS được cập nhật, được thông tin và được tiếp nhận hệ thống kiến thức chuyên ngành. Về lâu dài thì chúng ta phải thành lập được một đội ngũ đông đảo các giảng viên có trình độ chuyên môn sâu đồng thời có chính sách thích hợp đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực bất động sản nói chung và nghề môi giới nói riêng. Bổ sung thêm các kiến thức liên quan đến nghề môi giới bất động sản như: Marketing bất động sản, tài chính bất động sản, đinh giá bất động sản, quản lý văn phòng môi giới bất động sản , tin học bất động sản….
+ Nên thành lập một hiệp hội môi giới bất động sản, mà hiệp hội này phải tạo lập được uy tín và tiếng nói trên thị trường bất động sản cũng như trong xã hội. Hiệp hội là sợi dây liên kết các nhà môi giới trên cả nước lại với nhau, là đầu mối liên kết, chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà môi giới, thúc đẩy tính chuyên nghiệp, nâng cao năng lực cạnh
tranh với các công ty nước ngoài. Đồng thời hiệp hội cũng giúp các cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt các thông tin về thị trường bất động sản một cách kịp thời để ban hành những cơ chế chính sách phù hợp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý để tăng cường tính minh bạch, hiệu quả của các giao dịch bất động sản, từng bước hoàn thiện cơ cấu của thị trường bất động sản, đảm bảo cho thị trường bất động sản Việt Nam phát triển bền vững. Hiệp hội phải đặt ra được cho mình tiêu chí hoạt động, nguyên tắc hoạt động và điều kiện tham gia vào hiệp hội.
Kết luận
Thị trường BĐS Việt Nam đang có sự chuyển mình lớn, hứa hẹn sự phát triển tích cực trong tương lai. Đây chính là lý do khiến ngày càng có nhiều công ty trong và ngoài nước gia nhập vào lĩnh vực tiềm năng này. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng hoạt động thực sự hiệu quả tạo được thương hiệu mà chỉ hoạt động với quy mô nhỏ lẻ trong từng khu vực nhất định. Trong khi cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về nhà ở cũng không ngừng tăng. Đặc biệt, đã xuất hiện rất nhiều khách hàng có nhu cầu mua nhà ở tại vùng/miền khác cách xa nơi mình sinh sống. Khách hàng mất rất nhiều thời gian nếu tự tìm kiếm nhưng cũng không thể dựa hoàn toàn vào các công ty BĐS bởi phần lớn các công ty này không đủ nội lực và khả năng đáp ứng yêu cầu khắt khe của họ.
Trong thời gian gần đây thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn đóng băng, các công ty môi giới cũng đang gặp khó khăn khi mà khối lượng giao dịch trên thị trường bất động sản giảm đáng kể và những yêu cầu mới của thị trường về chất lượng dịch vụ. Và các nhà môi giới tâm huyết đang muốn làm thay đổi cách nhìn không mấy thiện cảm của xã hội bằng cách nỗ lực nâng cao chất lượng dich vụ. Đó là chuyên nghiệp hoá nghề môi giới bất động sản và công tác nâng cao công tác tổ chức văn phòng môi giới bất động sản là một bước trong tiến trình này.