Ví dụ tranh chấp số DS

Một phần của tài liệu trình bày ma trận swot tổng công ty cổ phần may việt tiến và đưa ra ví dụ văn hóa kinh doanh 1 số nước (Trang 38 - 40)

Hoa Kì: Các biện pháp chống bán phá giá với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam

Nguyên đơn: Việt Nam

Bị đơn: Hoa Kì

Các bên thứ ba:

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn):

Hiệp định thành lập WTO: Điều XVI:4

Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp (DSU): Điều 3.7, 19.1, 21.1, 21.3, 21.5

Hiệp định chống bán phá giá (Điều VI của GATT 1994): Điều 1, Phụ lục II, 6, 9, 11, 2.1, 17.6(i), 2.4, 2.4.2

GATT 1994: Điều VI:2, 1.1, VI:1,VI:2(a), X

Yêu cầu tham vấn ngày: 20 tháng 02 năm 2012

Tham vấn

Nguyên đơn là Việt Nam.

Ngày 16 tháng 2 năm 2012, Việt Nam yêu cầu tham vấn với Hoa Kì về các biện pháp chống bán phá giá áp dụng cho sản phẩm tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Ngoài hai lần rà soát hành chính và rà soát cuối kì (sunset review), yêu cầu tham vấn lần này của phía Việt Nam còn dẫn chiếu tới pháp luật, quy định, thủ tục và thực tiễn áp dụng của Hoa Kì, bao gồm cả phương pháp “quy về 0” (zeroing).

Việt Nam khiếu nại rằng các biện pháp trên không tuân thủ các nghĩa vụ của Hoa Kì theo:

• Các điều 1, 2.1, 2.4, 2.4.2, 6, 9, 11, 17.6(i) và Phụ lục II của Hiệp định về chống bán phá giá;

• Điều XVI:4 của Thỏa thuận WTO;

• Các điều 3.7, 19.1, 21.1, 21.3 và 21.5 của Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp (DSU); và

• Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam.

Hội thảo “Kiện ra Tòa án Hoa Kỳ và WTO để bảo vệ lợi ích xuất khẩu trước các biện pháp chống bán phá giá – chống trợ cấp tại Hoa Kỳ thực tiễn và bài học kinh nghiệm”, do Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức, nhằm bàn về vấn đề trên.

Vụ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam do Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng tháng 1/2004. Việc điều tra được tiến hành đối với 3 doanh nghiệp có lượng xuất khẩu lớn nhất gồm Minh Phú, Minh Hải và Camimex (gọi là bị đơn bắt buộc). Tháng 2/2005, DOC chính thức áp thuế chống bán phá giá với các thuế suất từ 4,3% đến 5,24% đối với từng bị đơn bắt buộc; mức 4,57% (mức bình quân gia quyền của thuế suất áp dụng cho 3 bị đơn bắt buộc) đối với các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn điều tra và mức thuế suất toàn quốc 25,76% cho tất cả các doanh nghiệp còn lại.

Ngày 01/02/2010, Chính phủ Việt Nam đã gửi yêu cầu tham vấn tới Chính phủ Hoa Kỳ liên quan tới các biện pháp chống bán phá giá (CBPG) mà Hoa Kỳ áp dụng đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam. Việt Nam cho rằng, những biện pháp này của Hoa Kỳ vi phạm các Điều I, II, VI:1 và VI:2 Hiệp định GATT 1994; một số Điều của Hiệp định về Chống bán phá giá (CBPG); Điều XVI: 4 Hiệp định Thành lập WTO và Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam.

Ngày 07/04/2010, Việt Nam yêu cầu Cơ quan Giải quyết tranh chấp trong WTO (DSB) thành lập Ban Hội thẩm. Sau đó, Ban Hội thẩm kết luận Hoa Kỳ vi phạm các điều khoản của Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp định GATT 1994, đã gây tổn hại tới quyền lợi của Việt Nam theo các Hiệp định này.

Sau khi có phán quyết của WTO, phía Mỹ đã chấp hành một phần – đó là bỏ áp dụng phương pháp quy về 0 để tính thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, trong vụ kiện này Hoa Kỳ chưa tiến hành các thủ tục quy định tại Phần 123 hoặc Phần 129 Đạo luật Đàm phán Uruguay. Cụ thể, cần áp dụng thủ tục quy định tại Phần 123 để điều chỉnh phương pháp tính thuế áp dụng cho các cuộc điều tra trong tương lai và thủ tục quy định tại Phần 129 để thay đổi các quyết định đã ban hành theo phán quyết của WTO.

Cân nhắc sử dụng biện pháp trả đũa

Vậy nhưng đã 10 tháng kể từ khi phán quyết của WTO, phía Hoa Kỳ không thực thi phán quyết. Luật sư William H.Barringer – cố vấn pháp lý của các doanh nghiệp tôm trong vụ kiện chống bán phá giá tôm Việt Nam tại Hoa Kỳ và cố vấn pháp lý cho Chính phủ Việt Nam trong vụ kiện ra bày tỏ: Từ năm 2006-2012, Hoa Kỳ không tìm ra lý do nào cho việc áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm của Việt Nam thì Hoa Kỳ mới chịu dừng việc áp thuế. Thực tế, phía Hoa Kỳ chưa nghiêm túc thực hiện phán quyết của WTO. Do đó, Chính phủ Việt Nam nên khởi kiện Chính phủ Mỹ tại WTO về việc trì hoãn thực hiện hai điều khoản nói trên.

Trong trường hợp Hoa Kỳ không thực thi phán quyết WTO; theo quy định WTO cho phép Việt Nam có thể sử dụng biện pháp trả đũa - tăng thuế nhập khẩu một số mặt hàng khác của Hoa Kỳ. Song chúng ta phải cân nhắc có nên sử dụng biện pháp trả đũa hay không?

Trước tiên, chúng ta chỉ nên thông báo bằng cách sử dụng các biện pháp sở hữu trí tuệ, sau đó mới trả đũa thật. Khi trả đũa nên chọn ngành hàng có tiếng nói “trọng lượng” trong Chính phủ Hoa Kỳ, để khi bị thiệt hại ngay lập tức họ sẽ “gào lên” khi đó các biện pháp trả đũa mới phát huy tác dụng. Đơn cử, Brazin đã từng trả đũa bằng cách dừng - không cho Mỹ được hưởng các điều khoản có lợi trong khuôn khổ Hiệp định Trip (SHTT).

Đáng lưu ý, giải quyết tranh chấp tại WTO, các bên (giữa các Chính phủ) có thể đưa thêm lập luận, yêu cầu mới. Nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp WTO là từng bước một, tăng dần sức ép. Các bên phải tuân thủ lịch của Ban Hội thẩm. WTO chỉ đưa ra phán quyết bên sai, bên đúng, mà không ra phán quyết cụ thể các nước phải làm gì để sửa chữa sai lầm của mình.

Luật sư Wiliam H.Baringer cho hay, Chính phủ nên sử dụng đội ngũ luật sư có kinh nghiệm tham vấn và trợ giúp về mặt pháp lý để ra quyết định Việt Nam nên hay không nên khiếu nại việc Chính phủ Mỹ không thi hành phán quyết WTO tại Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO. Nếu Mỹ tiếp tục không thi hành thì Việt Nam mới cân nhắc vấn đề trả đũa.

Một phần của tài liệu trình bày ma trận swot tổng công ty cổ phần may việt tiến và đưa ra ví dụ văn hóa kinh doanh 1 số nước (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w