1.1. Xây dựng chính sách lương, thưởng hợp lý.1.1.1 Chính sách lương 1.1.1 Chính sách lương
- Đối với lao động hưởng theo lương sản phẩm cần có công tác chấm công chặt chẽ và công bằng. Có như vậy người lao động sẽ tích cực làm việc hơn
- Sủ dụng hình thức trả lương có thưởng, tạo động lực cho người lao động. - Mức lương còn thấp nên các doanh nghiệp cần tăng mức lương bình quân cho công nhân, nâng cao đời sống của người lao động.
1.1.2 Chính sách thưởng
- Xây dựng tiêu chuẩn xét thưởng một cách cụ thể, rõ ràng và hợp lý hơn. Các chỉ tiêu đưa ra không quá khó hay quá dễ để có thể đạt được.
- Công tác đánh giá thực hiện công việc phải được tổ chức nghiêm túc và công bằng để đưa ra những mức thưởng hợp lý. Mức thưởng đưa ra trước hếy dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh, vào chất lượng sản phẩm, thái độ và tinh thần làm việc.
- Cần đưa ra các tiêu chuẩn để xét và khen thưởng theo phương thức chấm điểm. Từ đó người lao động có thể tự biết mình có xứng đáng được thưỏng hay không.
- Cần đa dạng hơn nữa các hình thức khen thưởng.
Để làm được điều đó phải thực hiện phân tích công việc và đánh giá công việc để đánh giá đúng và chính xác những gì mà người lao động đóng góp cho doanh nghiệp.
1.2. Bảo đảm việc làm và thời gian ổn định cho người lao động
Tại các doanh nghiệp Da giày, nhất là những doanh nghiệp chuyên gia công hàng xuất khẩu thì tính sản xuất mùa vụ thường xuyên xảy ra. Biện pháp đặt ra với doanh nghiệp nhằm bảo đảm ổn việc làm cho người lao động là phải tăng tính chủ động hơn nữa trên thị trường giầy, cụ thể là hướng vào thị trường trong nước.
1.3 Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp
Những doanh nghiệp Nhật Bản đã nổi tiếng khi hầu hết các Công ty thành công đều duy trì và gìn giữ nền văn hoá doanh nghiệp của mình một cách đặc sắc. Những người lao động Nhật Bản thường làm việc suốt đời cho công ty. Văn hoá doanh nghiệp kiểu Nhật đã tạo cho công ty một không khí làm việc như một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ. Người Nhật quan niệm rằng doanh nghiệp tồn tại như một hoạt động mang tính đạo đức, mọi người phải kết nối với nhau trong mối quan hệ chung. Doanh nghiệp là một chủ thể thống nhất. Người Nhật quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và các thành viên của doanh nghiệp thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Do đó, tại một doanh nghiệp Nhật Bản, người lãnh đạo phải lo nâng cao đời sống cho người lao động và điều này ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp, liên quan mật thiết đến việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Sự thống nhất giữa doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp đã tạo cho mọi thành viên sự trung thành.
Triết lí kinh doanh nêu lên sứ mện của doanh nghiệp, là hệ thống các giá trị niền tin, quan điểm hay tư tưởng chủ đạo chi phối việc đưa ra các quyết định trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Ban lãnh đạo Công ty cần tập trung xây dựng triết lý kinh doanh làm định hướng phát triển của Công ty và được tiến hành thông qua sự thảo luận và đóng góp của hầu hết các thành viên.
1.3.2 Xác định mục đích kinh doanh đúng đắn
Công ty phải xác định mục đích kinh doanh đúng đắn, đem lại lợi ích cho Công ty, cho cộng đồng và xã hội, gắn bó chặt chẽ hiệu quả kinh doanh và tính nhân văn trong kinh doanh.
Trong mục đích kinh doanh của Công ty, tăng trưởng phải gắn liền với sự phát triển, tăng doanh thu, mở rộng quy mô sản xuất phải đi đôi với tăng về sản phẩm và chất lượng, hiệu suất, tăng thu nhập, nâng cao mức sông và môi trường lao động cho nhân viên. Công ty cần chú trọng đến sự phát triển lâu dài của kinh doanh bằng việc đầu tư cho nghiên cứu triển khai, áp dụng các công nghệ tiên tiến, không ngừng nâng cao trình độ văn minh của văn hóa doanh nghiệp.
1.3.3 Phát triển vai trò của người lãnh đạo công ty trong việc xây dựng và
phát triển văn hoá doanh nghiệp
Người lãnh đạo là người đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp. Người lãnh đạo ở đây cụ thể là Giám đốc doanh nghiệp là người đề ra những tiêu chuẩn, những đặc điểm cho văn hoá doanh nghiệp. Lãnh đạo đề ra hệ thống tập quán, nề nếp, thói quen, thái độ và chuẩn mực hành vi ứng sử trong làm việc và sinh hoạt của các thành viên một cách nguyên tắc, rõ ràng và cụ thể.
1.3.4 Tăng cường tham gia vào các hoạt động xã hội.
Văn hoá doanh nghiệp đòi hỏi gắn bó chặt chẽ hiệu quả kinh doanh với tính nhân văn trong kinh doanh, gắn chặt lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội. Do đó doanh nghiệp nên tham gia các hoạt động xã hội như: xóa đói giảm nghèo, tham gia các hoạt động từ thiện…
1.3.5 Tạo cho người lao dộng một không khí làm việc thoải mái
Để bầu không khí tại nơi làm việc của người công nhân được thoải mái, doanh nghiệp có thể áp dụng những biện pháp như:
- Tạo sự đồng cảm, thân thiện giữa nhà quản lý và người lao động của
mình
Điều đó sẽ dẫn đến hiệu quả lao đông cao, tạo sự đoàn kết gắn bó giữa mọi người. Để làm được điều đó các cán bộ quản lý tổ trong Công ty cần tôn trọng người lao động. Sự tôn trọng đó thể hiện ở chỗ không tỏ tahí độ khinh miệt, không dùng các lời lẽ không hay với người lao động. Tuy trình độ học vấn của đa số người lao động chỉ dừng ở mức tốt nghiệp PTCS và PTTH nên nhận thức của họ có thể chậm nhưng điều đó không có nghĩa đó là bản chất của họ. Vì thế, bản thân người tổ trưởng cũng không được mang định kiến này về người lao động. Để thực hiện quán triệt điệu này, bên cạnh sự tự nhận thức của người cán bộ quản lý tổ thì Công ty cungư cần có trách nhiệm nhắc nhở họ, làm họ hiểu rằng các lợi ích của viẹc duy trì mối quân hệ tốt giữa các thành viên trong tổ cũng có trách nhiêm xây dựng sự gắn kết giữa các thành viên trong tổ của mình.