+) Bản vẽ: =10P+02, page 10
- T1 – T2: Biến dòng đo lường để lấy tín hiệu dòng đưa vào các thiết bị đo
+) Bản vẽ: =10P+02, page 11
Q4: Aptomat cấp nguồn áp cho các thiết bị đo
+) Bản vẽ: =10P+02, page 17
- P1: Đồng hồ đo công suất - P2: Rơ le công suất ngược
- P3: Đồng hồ đo thời gian làm việc của máy phát - P4: Đồng hồ đo dòng điện - S7: Công tắc dòng điện +) Bản vẽ: =10P+02, page 18 - P6: Đồng hồ đo tần số - P7: Đồng hồ đo điện áp - S6: Công tắc điện áp b.Nguyên lý hoạt động.
Đóng Aptomat Q4 (+02,pag 11) cấp nguồn áp cho các thiết bị đo, tín hiệu dòng được lấy từ biến dòng T1 – T3 (+02,pag 11).
Đo dòng điện.
Tín hiệu dòng được lấy từ biến dòng đưa vào các chân 2, 10, 3 của công tắc dòng điện S7 (+02, pag 17), công tắc này có bốn vị trí:
- Vị trí 0
- Vị trí L1: Đo dòng điện pha L1 - Vị trí L2: Đo dòng điện pha L2 - Vị trí L3: Đo dòng điện pha L3
Nếu muốn đo dòng điện chạy trong pha L1, chuyển công tắc S7 sang vị trí L1, khi này giá trị dòng điện pha L1 sẽ được hiển thị trên đồng hồ đo dòng điện P4 (+02, pag 17). Tương tự khi đo dòng điện chạy qua pha L2 và L3.
Nếu không đo dòng điện nữa thì ta vặn công tắc S7 sang vị trí 0. Khi đó, biến dòng CT mắc ở pha S và pha T sẽ được nối ngắn mạch thứ cấp.
Tín hiệu áp của máy phát được đưa đến các chân 3, 6, 7 của công tắc điện áp S6 (+02, pag 18), công tắc này có bốn vị trí:
- Vị trí 0
- Vị trí L1 – L2: Đo điện áp giữa hai pha L1 và L2 - Vị trí L2 – L3: Đo điện áp giữa hai pha L2 và L3 - Vị trí L1 – L3: Đo điện áp giữa hai pha L1 và L3
Nếu muốn đo điện áp giữa hai pha L1 và L2, ta chuyển công tắc S6 (+02, pag 18) sang vị trí L1 – L2, khi đó giá trị điện áp giữa hai pha sẽ được hiển thị trên đồng hồ đo điện áp.
Đo tần số.
Tín hiệu được lấy từ 2 pha L2 và L3 lấy từ biến dòng PT được đưa tới đồng hồ đo tần số Hz.
Đo công suât
Tín hiệu áp của máy phát được đưa đến các chân 2, 5, 8 của đồng hồ đo công suất, tín hiệu dòng được đưa vào các chân 3, 6, 9 của đồng hồ đo công suất, giá trị công suất của máy phát sẽ được hiển thị trên đồng hồ
4.3.2.Các mạch điều khiển