Tại đại hội cổ đông bất thường diễn ra vào cuối tháng 12.2012, Tổng Giám đốc Đỗ Minh Toàn đã thống nhất mục tiêu của ACB là “giải quyết các vấn đề tồn đọng, củng cố nền tảng hoạt động và tiếp tục khôi phục dần quy mô hoạt động”. Từ đó đến nay, ACB vẫn tiếp tục kiên định với định hướng này và liên tục loại vàng ra khỏi cơ cấu tài sản, tập trung vào các hoạt động cốt lõi của một ngân hàng bán lẻ, giảm dần những khoản nợ về vàng và dần rút khỏi các hoạt động tài chính nhiều rủi ro.
KẾT QUẢ
Có thể nói “nước xa” của ACB đã tạm thời cứu được “lửa gần”, dư luận đã tạm lắng với sắc xanh của chứng khoán phủ trong phiên cuối tuần. Hoạt động của ngân hàng
ACB cũng như hệ thống ngân hàng đã bình thường trở lại sau ba ngày sóng gió do tác động tâm lý bởi vụ việc bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và ông Lý Xuân Hải.
Nhiều khách hàng đã cảm thấy giải thích của nhân viên ngân hàng có cơ sở, thuyết phục, nhất là khi ích thân thống đốc NHNN cũng cam kết hỗ trợ để đảm bảo quyền lợi người gửi tiền. Khách hàng có xu hướng dần có niềm tin trở lại với hệ thống ngân hàng, với ACB và tiếp tục gửi tiền ở đây. Đến cuối tuần, lượng tiền rút ra đã giảm nhiều, trong đó, một số khách hàng rút tiền ra đã mang đến gửi lại, thậm chí, có những khách hàng mới cũng đến để gửi tiền. Năm ngày sau khi ông Nguyễn Đức Kiên và sau đó là ông Lý Xuân Hải bị bắt tạm giam, tình hình hoạt động của ACB nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam cơ bản đã trở lại bình thường.
Một năm sau sự cố Bầu Kiên, ACB chắc chắn sẽ còn nhiều việc phải làm. Nhưng với tiềm lực cùng những chính sách đã và đang được thực hiện, ACB đã có những khởi sắc nhất định. Con số 943 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đạt được trong 6 tháng đầu năm 2013 chưa hẳn là một con số cao so với những năm trước đây nhưng nó cũng là con số đáng mơ ước của nhiều nhà băng trong điều kiện thị trường hiện nay và đặc biệt là sau khi ACB vừa trải qua một sự cố chưa từng có trong lịch sử.
Mới đây, tháng 6/2014, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch vừa thông báo kết quả đánh giá tín nhiệm với 4 ngân hàng của Việt Nam gồm Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Công Thương (Vietinbank), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Á Châu (ACB). Theo đó, hãng này giữ nguyên xếp hạng nhà phát hành dài hạn ở mức “B” với cả 4 nhà băng.Trong khi đó, lần này ACB được Fitch nâng triển vọng tín nhiệm từ “tiêu cực” lên “ổn định” sau khi tổ chức này cho rằng, những sức ép từ rủi ro phát sinh tại ACB sau vụ án Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) lên hệ thống tài chính đã giảm thiểu. Báo cáo của Fitch giải thích rằng ACB đã rất nỗ lực và vẫn tiếp tục xử lý các vấn đề. Lợi nhuận năm 2013 cũng tăng nhẹ khi ngân hàng rà soát lại bảng cân đối kế toán và tìm cách tiết giảm chi phí hoạt động. Tỷ lệ tiền gửi tăng trưởng khoảng 10% và ngân hàng vẫn tuân thủ việc duy trì tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) khoảng 78%”,
Có được những kết quả trên, ngoài sự chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp của NHNN, sự nỗ lực to lớn trong xử lý xủi ro thanh khoản của cả đội ngũ, từ lãnh đạo đến nhân viên ACB. Nhưng điều quan trọng nhất, đó là do ACB đã có chiến lược quản trị rủi ro đúng đắn. Trước đó, năm 2003, thị trường cũng xuất hiện tin đồn Tổng giám đốc ACB bỏ trốn và một số khách hàng lo lắng cũng đến rút tiền. Sau đó, tổng giám đốc xuất hiện, người ta vẫn lo sợ và rút tiền do tâm lý đám đông. Rút kinh nghiệm từ sự việc này, ACB đã học theo mô hình quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế và thường xuyên cập nhật.
1.
Những lợi ích mà quản trị rủi ro đem đến cho ACB Giúp ngân hàng có đánh giá đúng về rủi ro
Mặc dù trải qua chấn động lớn như vậy, nhưng ACB thừa nhận rằng họ không cho đây là “hạn”. Vì phàm đã làm trong ngành tài chính, dù nhỏ hay lớn, các ngân hàng đều phải sẵn sàng đương đầu với các tình huống. Rủi ro luôn tồn tại xung quanh mọi hoạt động kinh doanh, hơn nữa, ngân hàng là một ngành kinh doanh rủi ro. Các ngân hàng chỉ có thể phòng ngừa, và đối phó, chứ không thể loại trừ hòan toàn. Yếu tố này luôn đeo đuổi hoạt động ngân hàng, nên có hiện tượng này hiện tượng kia, nên sự cố này được cho là rất bình thường. ACB xem điều quan trọng nhất là nội tại ngân hàng không có vấn đề gì.
Với những gì cơ quan điều tra công bố, công bằng mà nói, trong sự việc này, ACB cũng chỉ là một nạn nhân của Bầu Kiên. Nhưng qua những gì cơ quan điều tra công bố, có thể phần nào đã giúp ACB và các bên liên quan thấy được giới hạn của những thiệt hại ACB sẽ phải gánh chịu, những thiệt hại có thể không lớn như những gì mà nhiều người dự đoán trước đó. Xử lý trạng thái vàng huy động, giải quyết nợ xấu có thể làm cho tổng tài sản, lợi nhuận của ACB giảm trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn, tài sản của ACB sẽ thực tế và chất lượng hơn.
Vì ý thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro, ACB cũng đã sớm xây dựng kế hoạch ứng phó với sự cố thanh khoản một cách bài bản, nên đã xử lý bình tĩnh, chủ động, không để rối loạn, không để xảy ra sự cố đáng tiếc nào đối với trật tự trị an, đến an toàn và lòng tin của khách hàng. Ngay cả đối với hiện tượng khách hàng ồ ạt đến rút tiền, ACB vẫn dễ dàng ứng phó vì học đã lên kế hoạch ứng phó trước rồi. Trong giai đoạn đó, thời điểm khách đến rút tiền nhiều nhất cũng chỉ bằng lúc đông nhất ngày bình thường và cũng chỉ ở hội sở. Hàng ngàn nhân viên của ACB trong thời gian xảy ra sự cố đã thể hiện được sự gắn bó, chia sẻ và cố gắng hết mức cư xử chín chắn, đúng mực. Có lẽ chính điều đó đã góp một phần rất quan trọng trong việc làm cho khách hàng yên tâm trở lại và tin tưởng ACB.
Đỉnh điểm của sự cố là lượng tiền rút ra trong một ngày tới khoảng 6.000 tỉ đồng. Thực tế trong ngày 21-8, đặc biệt thời điểm 15 giờ, tình hình người đến rút tiền khá đông nhưng do có sự chuẩn bị trước nên ACB vẫn đảm bảo tốt khả năng chi trả cho khách hàng. Ngày hôm sau, ACB cũng đã chuẩn bị nguồn vốn để chi trả gấp ba lần so với ngày 21-8. Tính đến cuối ngày 22-8, lượng tiền rút ra khỏi hệ thống tăng so với ngày 21-8 nhưng thấp hơn nhiều so với dự báo của ACB. Và do đã chuẩn bị cả về tâm lý, giải pháp và nguồn lực nên ACB mới chỉ sử dụng đến tiền vay trên thị trường mở OMO mà chưa phải dùng tới tiền tái cấp vốn đặc biệt của NHNN. NHNN có đầy đủ các biện pháp cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống ngân hàng nói chung và ACB nói riêng trong thời gian tới. Rủi ro là chuyện không ai muốn, nhưng có thể nói, trải qua những khó khăn như vậy, ACB chứng tỏ bản lĩnh của một đội ngũ chuyên nghiệp, đoàn kết, hết lòng vì khách hàng.
Nguồn: vietpress.vn
Giúp ngân hàng xây dựng khuôn khổ quản lý rủi ro
Từ đầu năm 2012, ACB đã xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố thanh khoản theo những tình huống, cấp độ khác nhau cho từng bộ phận, từng nhân viên. Nhờ vậy, sự cố vừa qua đã được giải quyết mạch lạc, ổn thoả. Với hệ thống chi nhánh, điểm giao dịch
Xây dựng, chuẩn bị và tập dượt thường xuyên các kế hoạch ứng phó rủi ro thanh khoản đã giúp ACB vượt qua giai đoạn khó khăn
rộng khắp cả nước, mọi diễn biến giao dịch ở các điểm của ACB đều được cập nhật trực tuyến để kịp thời xử lý. Bên cạnh các viên chức phụ trách ở các chi nhánh, điểm giao dịch trực tiếp xử lý công việc chuyên môn, đội ngũ giám sát độc lập của ACB cũng luôn “trực chiến” để phát hiện kịp thời các điểm nóng và chuyển thông tin về hội sở để kịp thời có phương án giải quyết. Do được chuẩn bị và tập dượt thường xuyên, các nhóm công tác về ngân quỹ, quan hệ cộng đồng, quan hệ khách hàng, về rủi ro và tài chính, vận hành và an ninh... trong toàn hệ thống vẫn bình tĩnh triển khai công việc một cách bài bản, phối hợp nhịp nhàng khi có sự cố trong những ngày vừa qua. Các nghiệp vụ thị trường như vay chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, thanh toán bù trừ... được sử dụng chính xác, nhờ đó, góp phần bảo đảm thanh khoản đầy đủ cho khách hàng, đồng thời chuẩn bị kịp thời cho quá trình tái lập hoạt động bình thường của ngân hàng