VẬT LIỆU DI TRUYỀN

Một phần của tài liệu vi sinh vật môi trường (Trang 28 - 32)

Vào năm 1868, vài năm sau khi Mendel công bố các quy luật di truyền,

Friedrich Miescher, nhà sinh hóa học người Thụy Điển, phát hiện trong nhân tế bào mủ một chất không phải protein và gọi là nuclein (từ chữ nucleus - nhân). Về sau thấy chất này có tính acid nên được gọi là nucleic acid. Nucleic acid hai loại desoxyribonucleic acid gọi tắt là DNA và ribonucleic acid (RNA). Chất mà ông Miescher tìm ra là DNA.

Năm 1914, nhà hóa học Đức R.Feulgen tìm ra phương pháp nhuộm màu đặc hiệu đối với DNA và mười năm sau cho thấy DNA của nhân giới hạn trong các nhiễm sắc thể. Nhiều sự kiện gián tiếp cho thấy DNA là chất di truyền, nhưng trong một thời gian dài quan niệm protein là chất di truyền vẫn ngự trị. Các nhiễm sắc thể đều có chứa DNA lẫn protein, hơn nữa lúc đó cho rằng các protein mới có đủ sự phức tạp hóa học cần thiết để chứa thông tin di truyền. Mãi đến năm 1944, vai trò mang thông tin di truyền của DNA mới được chứng minh lần đầu tiên và đến năm 1952 mới được công nhận sau nhiều tranh cãi.

Các chứng minh gián tiếp

DNA có trong tế bào của tất cả các vi sinh vật, thực vật, động vật; chỉ giới hạn trong nhân là thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể.

Tất cả các tế bào dinh dưỡng (tế bào soma) của bất kỳ một loại sinh vật nào đều chứa một lượng DNA rất ổn định. Ngược lại số lượng RNA biến đổi tùy theo trạng thái sinh liù của tế bào.

Số lượng DNA tăng theo số bội thể của tế bào.

Tia tử ngoại (uv) có hiệu quả gây đột biến cao nhất ở bước sóng 260nm (nanomét); đây chính là bước sóng mà DNA hấp thụ tia tử ngoại nhiều nhất.

Biến nạp : truyền thông tin di truyền nhờ DNA truyền nhờ DNA

Hiện tượng biến nạp (transformation) được Griffith phát hiện ở vi khuẩn Diplococus pneumoniae (nay gọi Streptococus pneumoniae - phế cầu khuẩn gây sưng phổi ở động vật có vú) vào năm 1928. Vi khuẩn này có 2 dạng khác nhau :

– Dạng SIII, gây bệnh có vỏõ bao tế bào (capsule) bằng polisaccharid cản trở bạch cầu phá vỡ tế bào. Dạng này tạo khuẩn lạc láng (Smooth- láng) trên môi trường agar.

– Dạng RII, không gây bệnh, không có vỏ bao, tạo khuẩn lạc nhăn (Rough-nhăn).

Một phần của tài liệu vi sinh vật môi trường (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(85 trang)