Do nhận thức về giới và bình đẳng giới còn hạn chế

Một phần của tài liệu nghiên cứu về bạo lực gia đình ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 49)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Do nhận thức về giới và bình đẳng giới còn hạn chế

Quảng sơn là một xã nhỏ, là một vùng nông thôn ở huyện Quảng Trạch, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong vấn đề về bình đẳng giới còn xa lạ đối với mọi người. Trong gia đình người chồng luôn là người ra lệnh còn vợ và con phải nghe theo, không được cãi lời, người đàn ông luôn cho mình là lớn nhất trong gia đình, phụ nữ khi đã về nhà chồng thì chỉ biết làm việc mà không được nói gì. Chắnh từ những suy nghĩ về vấn đề giới và bình đẳng giới còn lạc hậu cho nên người phụ nữ không có quyền lên tiếng mà chỉ biết thực hiện theo yêu cầu của người đàn ông. Người đàn ông chỉ ngồi chơi còn người phụ nữ phải làm để nuôi gia đình, phụ nữ làm nhiều hơn nữa còn đàn ông thì ngược lại. Bạo lực gia đình xuất phát từ những suy nghĩ lạc hậu trên, người đàn ông cho rằng người phụ nữ muốn làm chủ khi mà họ lên tiếng và họ thấy mình bị xỉ nhục và họ làm mọi việc để ngăn

chặn điều đó nhằm nắm giữ chìa khóa của gia đình một mình và bạo lực gia đình cũng xuất hiện từ đó.

2.2.2.2. Do quan niệm trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng còn nặng

Quan niệm Ộ trọng nam khinh nữỢ còn tồn tại trong đời sống gia đình của mỗi người dân trên địa bàn xã, bên cạnh đó tư tưởng gia trưởng còn nặng trong gia đình. Người đàn ông tự cho mình là Ộ tiếng nóiỢ trong gia đình, chắnh vì vậy họ có mắng, chửi vợ một vài câu là chuyện bình thường. Từ những quan niệm, tư tưởng đó người đàn ông tự cho mình Ộquyền sinh quyền sátỢ trong gia đình, họ tự cho mình quyền đánh chửi người vợ và những người thân trong gia đình, họ cho mình là trụ cột trong gia đình chắnh vì vậy họ có quyền quyết định mọi công việc trong gia đình mình còn người phị nữ họ cho rằng phụ nữ chỉ ăn bám, không làm được việc gì, cho nên họ không có tiếng nói trong gia đình và không được lên tiếng trong mọi vấn đề. Đây chắnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình ở xã Quảng Sơn.

2.2.2.3. Do sự nhìn nhận, sự đấu tranh của người phụ nữ trước nạn bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, thiếu tự tin và còn cam chịu

Người phụ nữ khi đã về nhà chồng thì họ nghĩ mình chỉ có làm việc mà không có quyền lên tiếng trong gia đình, phụ nữ Việt Nam có tắnh chịu thương, chịu khó thế nhưng lại cam chịu. Người phụ nũ ở xã Quảng Sơn cũng vậy họ chỉ biết làm việc mà không hề lên tiếng kêu ai, từ tắnh cam chịu, nhẵn nhin đó là nguyên nhân xảy ra nhiều vụ bạo lực gia đình nhưng không ai hay biết. Với quan niệm Ộ Đèn nha ai, nhà ấy rạngỢ, Ộ vợ chồng đóng của bảo nhauỢ chắnh vì vậy bạo lực gia đình có điều kiện xảy ra đằng sau những cánh cửa khép kắn. Họ cho rằng những chuyện như vậy không nên nói ra ngoài vì Ộ xấu chàng hổ aiỢ cho nên họ cam chịu, nhẵn nhịn sống chung với bạo lực gia đình. Cũng chắnh từ đó mà bạo lực gia đình lại càng có điều kiện để xảy ra.

2.3. Hậu quả của bạo lực gia đình ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

2.3.1. Đối với sức khỏe

Bạo lực gia đình dù dưới bắt cứ hình thức nào cũng để lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe về thể chất, tinh thần hoặc nguy hại hơn là có thể gây nguy hiểm đến tắnh mạng. Bạo lực gia đình làm cho sức khỏe của nạn nhân bị suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng và sức lao động của người phụ nữ, nó còn gây nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ như rối loạn phụ khoa, viêm nhiễm đường sinh dụcẦ nếu bị bạo lực về tình dục. Đối với nạn nhân là trẻ em thì bạo lực gia đình có ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tâm lý, bạo lực gia đình chẳng khác nào những chỉ dẫn sai, khắc dấu ấn rất tiêu cực lên sự phát triển của não. Vì thế đứa trẻ lớn lên sẽ mất cân đối cả về thể chất lẫn tinh thần.

2.3.2. Đối với tâm lý tinh thần

Bạo lực gia đình làm chon tâm lý, tinh thần của nạn nhân bị rối nhiễu. Đối với nạn nhân là phụ nữ thì bạo lực gia đình làm cho họ trở nên trầm cảm, ắt nói, xa lánh mọi người vì họ mặc cảm, tự ti còn nạn nhân là trẻ em thì bạo lực gia đình làm cho trẻ em căng thẳng tâm lý, mất cân bằng tâm lý, trẻ luôn có ý thức phòng thủ, trẻ sợ hãi và xa lánh mọi người. Bạo lực gia đình còn làm cho nạn nhân bị strees về tâm lý, sợ hãi, lo lắng có những trường hợp vì nạn nhân quá lo lắng nên dẫn đến tâm thần.

Nói chung bạo lực gia đình có tác động tiêu cực đến xúc cảm, tâm lý, tinh thần của nạn nhân, làm cho cuộc sống của nạn nhân lâm vào tình trạng khó khăn, hoảng loạn.

2.3.3. Bạo lực gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động kinh tế

Một nghiên cứu bạo lực gia đình trên phạm vi quốc gia cho thấy có 30% số người vợ bị chồng đánh đập phải bỏ việc do chấn thương về thể chất

và tinh thần và 50% trong số họ phải nghỉ ốm để điều trị. Qua đó cho ta thấy bạo lực gia đình có ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào, thiếu lực lượng lao động thì sẽ tác động đến các hoạt động kinh tế, làm kinh tế của xã hội gặp nhiều khó khăn.

2.3.4. Bạo lực gia đình chống lại phụ nữ chất gánh nặng lên hệ thống bảo trợ xã hội

Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp và bảo vệ những nạn nhân là phụ nữ và trẻ em với hệ thống bảo trợ xã hội của Quốc gia. Vắ dụ, để bảo vệ các phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực trong gia đình cần thiết phải xây dựng hệ thống các cơ sở tạm trú cho họẦ Do bạo lực gia đình thường gắn liền với sự tan vỡ gia đình; việc bỏ đi của trẻ em; tình trạng trẻ em thiếu người chăm sóc, nuôi dưỡng; tình trạng trẻ em có thai; nạn nhân bị lây nhiếm HIV và các loại bệnh lây qua đường tình dục, trẻ em mồ côi nên gánh nặng với hệ thống bạo trở xã hội không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những nơi tạm lánh, mà về lâu dài còn bao gồm việc xây dựng các cơ sở nuôi dưỡng, phục hồi thể chất, tinh thần cho các nạn nhân cũng như các chắnh sách, cơ chế khác để giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh. Tất cả tạo sức ép lên hệ thống bảo trợ xã hội của quốc gia mà thông thường luôn ở trong tình trạng đã bị quá tải.

2.3.5. Bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh nặng lên hệ thống bảo trợ xã hội

Bạo lực gia đình có thể gây ra cho học sinh, những nạn nhân trực tiếp hoặc phải chứng kiến cảnh người mẹ là nạn nhân của bạo lực gia đình những rối loạn tâm lý và sự sa sút trong học tập. Các nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, tỷ lệ học sinh bỏ học vì lý do bạo lực gia đình là rất cao. Trong trường hợp không bỏ học, việc học hành sa sút và những rối loạn nhân cách của các học sinh là nạn nhân của bạo lực gia đình ( trầm cảm và trong một số trường hợp là quấy phá hay có hành vi bạo lực đối với giáo viên và các học sinh

khácẦ) gây cho nhà trường những rắc rối không nhỏ. Ở một số nước trên thế giới các nhà trường phải tuyển thêm những giáo viên hoặc chuên gia tâm lý để hỗ trợ những học sinh là nạn nhân hoặc là nạn nhân phải sống trong môi trường bạo lực gia đình.

2.3.6. Bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh nặng lên hệ thống các cơ quan tư pháp

Điều này dễ hiểu bởi lẽ pháp luật của hầu hết các Quốc gia trên thế giới đã xếp các hình thức của bạo lực gia đình ( ở những phạm vi, mức độ khác nhau ) là những hành vi vi phạm pháp luật và vì vậy mỗi khi các hành vi bạo lực gia đình xảy ra các cơ quan tư pháp sẽ phải Ộvào cuộcỢ để điều tra truy tố, xêt xử. Việc này phải tốn rất nhiều thời gian và nguồn nhân, vật lực không chỉ của các cơ quan tư pháp mà còn của toàn xã hội.

Mặt khác bạo lực gia đình để lại hậu quả không chỉ cho nạn nhân mà còn cho các thành viên khác trong gia đình vì vậy bạo lực gia đình cần phải ngăn chặn và phòng ngừa kịp thời.

2.4 Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại của những giải pháp thực hiện trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình

2.4.1. Một số kết quả đạt được khi thực hiện những giải pháp phòng chống bạo lực gia đình

Qua quá trình thực hiện những giải pháp phòng chống bạo lực gia đình đã đem lại một số kết quả như:

Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến trên truyền thông đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về bạo lực gia đình và những hậu quả của nó để lại. Tuyên truyền giúp mọi người biết thế nào là hành vi bạo lực gia đình, để tù đó có những biện pháp để phòng, chống bạo lực gia đình xảy ra trong gia đình mình.

ỘPhòng hơn chốngỢ chắnh vì vậy công tác phòng ngừa bạo lực gia đình được triển khai trên diện rộng và trên mọi phương tiện nhằm phòng chống bạo lực gia đình có thể xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc trong mọi gia đình, mọi đối

tượng góp phần làm giảm bớt bạo lực gia đình. Phòng ngừa bạo lực gia đình đem lại hiệu quả khá cao với những kết quả đạt được đặc biệt trong vấn đề nâng cao nhận thức của mọi người về việc phòng ngừa bạo lực gia đình.

Các cơ sở hỗ trợ cho nạn nhân đem lại kết quả cao trong việc trợ giúp những nạn nhân bạo lực gia đình, những nạn nhân được cơ sở chăm sóc và hỗ trợ thông qua việc chăm sóc y tế hoặc một số nạn nhân được hỗ trợ học nghề nhằm giúp việc phát triển kinh tế hay các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, hỗ trợ và giúp nạn nhân kịp thời và báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý kịp thời. Hiện nay nhiều cơ sở xã hội trợ giúp các nạn nhân được phát triển như các câu lạc bộ nói không với bạo lực gia đình hay các cơ sở tập huấn hay dạy nghề cho các nạn nhân. Từ đó nạn nhân bạo lực gia đình có cơ hội để lên tiếng và làm những việc mà mình muốn không trái với pháp luật.

2.4.2. Những hạn chế khi thực hiện các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những hạn chế như:

Khi thực hiện những biện pháp như tuyên truyền thì vẫn còn chưa triệt để vì vậy vẫn còn một số cá nhân xem đó là chuyện riêng của mỗi gia đình, họ cho là chuyện vợ chồng bảo nhau nên vài cái tát, cái đánh là chuyện bình thường. Mặt khác nhận thức của họ về vấn đề bạo lực gia đình còn sai lệch, họ ngĩ rằng Ộmỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnhỢ cho nên việc nói ra những vấn đề ấy là không nên, họ sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng con cái.

Việc phòng ngừa vẫn chưa đi đến mức cuối cùng, việc phòng ngừa mới chỉ trên giấy tờ mà chưa sát với thực tế, việc xử phạt chưa được nghiêm nên việc chấp hành việc phòng ngừa bạo lực gia đình vẫn chưa đạt được kết quả cao.

Những cơ sở trợ giúp xã hội tuy đã đưa vào hoạt động nhiều, nhiều nạn nhân được trợ giúp, tuy nhiên vẫn còn hạn chế với thời gian và không gian.

Mặt khác trách nhiệm của mọi người vẫn chưa được nâng cao, bởi từ trước đến nay mọi người đều có quan niệm Ộ đèn nhà ai, nhà ấy rạngỢ việc chồng đánh vợ là chuyện bình thường trong lúc nóng giận, người ngoài không nên xen vào. Tai hại hơn, họ sợ động chạm, sợ liên lụy, sợ rây vào rồi Ộ không phải đầu cũng phải taiỢ. Hơn nữa các cơ quan chức năng chưa thực sự quan tâm thấu đáo, những sự việc nào mà phải đi cấp cứu thì họ mới vào cuộc. Kinh nghiệm làm việc của một số cá nhân không được cao, chưa phù hợp với công việc.

Ngoài ra việc xử lý vi phạm chưa thật nghiêm minh còn có nhiều bao che cho đối tượng khi họ vi phạm việc phòng chống bạo lực gia đình. Luật phòng, chống bạo lực gia đình chưa đi sâu vào đời sống của mỗi gia đình chắnh vì vậy công tác phòng chống bạo lực gia đình còn gặp nhiều khó khăn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐINH Ở XÃ QUẢNG SƠN, HUYỆN QUẢNG TRẠCH,

TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. Giải pháp để phòng chống bạo lực gia đình ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Đối với các cơ quan đoàn thể

Để phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu quả đối với các cơ quan đoàn thể cần có sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ những nạn nhân bạo lực gia đình thông qua những chắnh sách hỗ trợ mới, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của từng nạn nhân. Tùy theo điều kiện kinh tế, khả năng trợ giúp để giúp đỡ cho nạn nhân bạo lực gia đình, tư vấn và hỗ trọ cho nạn nhân thông qua nhiều hình thức như câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững.

Mặt khác, các cơ quan, đoàn thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền về bạo lực gia đình, giáo dục, khuyến khắch nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới.

Tổ chức những cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình thành lập nên những cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Các cơ quan, đoàn thể đưa ra một số chắnh sách đúng với thực tế của xã trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Việc triển khai Luật phòng, chống bạo lực gia đình vào đới sống của gia đình cần phải có sự quan tâm của các cấp chắnh quyền, các cơ quan đoàn thể để công tác phòng, chống bạo lực gia đình đạt kết quả cao hơn.

Quan tâm đến các lĩnh vực văn hóa xã hội của xã. Theo dõi những sinh hoạt của một số các nhân có hành vi bạo lực gia đình đã từng vi phạm.

Các cơ quan, đoàn thể không chỉ đứng ngoài chỉ đạo mà phải đi sâu xem xét cuộc sống của từng gia đình để pháp luật không chỉ còn là trên giấy tờ.

3.1.2. Đối với gia đình

Gia đình là nguồn gốc cảu bạo lực gia đình chắnh vì vậy để ngăn ngừa và phòng chống bạo lực gia đình thì trước hết phải ngăn ngừa từ gia đình. Mỗi gia đình phải tìm hiểu về bạo lực gia đình để họ thấy được hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình gây ra, từ đó họ ý thức về hành vi của mình.

Trong mỗi gia đình cần giáo dục, nhắc nhở các thành viên thực hiện luật phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới.

Mỗi thành viên trong gia đình phải là một nhà tư vấn, hòa giải mâu thuẫn gia đình bằng những biện pháp nhẹ, ngăn cản thành viên có bạo lực gia đình.

Gia đình phối hợp cùng với các cơ quan, đoàn thể trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Phát hiện kịp thời các hành vi bạo lực gia đình và báo cho cơ quan chức trách.

Dưới bất cứ hình thức nào, mức độ nặng hay nhẹ cũng không để hành vi bạo lực gia đình xảy ra trong gia đình mình, bằng cách tìm hiểu về bạo lực

Một phần của tài liệu nghiên cứu về bạo lực gia đình ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 49)