Cảm nghĩ của cá nhân: Trình bày những suy nghĩ, tình cảm của riêng cá nhân về vẻ đẹp

Một phần của tài liệu Một số đề luyện thi môn văn (Trang 39 - 40)

C. QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA TÁC GIẢ

b. Cảm nghĩ của cá nhân: Trình bày những suy nghĩ, tình cảm của riêng cá nhân về vẻ đẹp

của dòng sông (yêu cầu chân thành, sắc sắc với lời văn giàu xúc cảm). Có thể nêu ý sau:

Dòng sông như một công trình nghệ thuật tuyện vời của tạo hóa, một vẻ đẹp rất thơ, khơi nguồn cho cảm hứng thơ ca và gắn liền với nền âm nhạc cổ điển của Huế, tạo nên bề dày lịch sử văn hóa của Huế.

3. Kết luận

– Nhờ ngòi bút tài hoa của tác giả, sông Hương trở thành dòng sông bất tử, chảy mãi trong trí nhớ và tình cảm của người đọc.

– Bồi đắp tình cảm đối với quê hương đất nước.

Y~Z

40 | P a g e

(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa klàn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì ruợu bữa, lù lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mổi độ thu về (…)

(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 Nâng cao,

Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.157)

(…) Từ Tuần vềđây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Tràn để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từđó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sững sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cánh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, chiều tím” như người Huế thường miêu tả (…)

(Ai đã đặt tên cho dóng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12

Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 179)

(Đề đại học khối C- 2010 – Câu 3a)

1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0.5 điểm)

- Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn, với phong cách nghệ thuật độc đáo, nổi bật là nét tài hoa, uyên bác, đặc biệt sở trừơng về tuỳ bút. Người lái đò Sông Đà là một tuỳ bút đặc sắc, kết tinh

nhiều mặt của phong cách Nguyễn Tuân, viết về vẻ đẹp và tiềm năng của thiên nhiên và con người tây Bắc.

- Hoàng Phủ Ngọc Từơng là một nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhiều thành tựu về thể kí. Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là một tuỳ bút giàu chất trữ tình viết về vẻ đẹp sông

Hương với bề dày lịch sử và văn hoá Huế, rất tiêu biểu cho phong cách của ông.

Một phần của tài liệu Một số đề luyện thi môn văn (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)