Trình độ học vấn

Một phần của tài liệu kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình - phường cao xanh - t.p hạ long - t.quảng ninh (Trang 36 - 58)

II- Những yếu tố tác động đến công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản.

3- Trình độ học vấn

Trình độ học vấn thường gắn liền với ý muốn kết hôn, độ tuổi lấy vợ, lấy chồng lần đầu tiên của nam, nữ thanh niên có chiều hướng cao hơn, sức khoẻ tốt hơn, thời gian cho con bú ngắn hơn, có nhiều khả năng là những kiêng kỵ truyền thống trong hành động tính dục được từ bỏ nhiều hơn.

Những thái độ liên quan tới gia đình lý tưởng, khả năng cảm nhận được những điều lợi của con cái, những phí tổn cho con cái nhìn thấy được và khả năng tương lai có thể trả được tiền cho con cái. Đó là những cân nhắc thích

đáng và chúng đều chịu từ ảnh hưởng của trình độ học vấn của người dân. Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy: Trình độ học vấn của người dân càng cao thì quy mô gia đình lý tưởng càng nhỏ và trình độ học vấn của người dân càng cao thì đòi hỏi về “chất lượng” của đứa con càng lớn và do đó, nếu những điều khác như nhau thì nhu cầu về số lượng con cái sẽ thấp hơn.

Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em tuỳ theo trình độ học vấn của bố mẹ đặc biệt là người mẹ: những bà mẹ có trình độ học vấn cao hơn sẽ tránh được một cách có hiệu quả hơn cho con khỏi bị chết. Sự khác nhau về tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh có lẽ liên quan tới cách chăm sóc của người mẹ trước khi sinh.

Trình độ học vấn cao thì càng thuận lợi cho việc kiểm soát sinh đẻ và việc trao đổi bàn bạc giữa hai vợ chồng về điều tiết mức sinh cũng nhiều hơn.

Kết quả nghiên cứu về trình độ học vấn của người dân khu7, khu8 - phường Cao Xanh cho thấy: trong 211 người có: 24 người có trình độ học vấn Cao đẳng, Đại học và sau Đại học chiếm 11,3%; 18 người có trình độ học vấn Trung cấp và Trung học chuyên nghiệp chiếm 8,5%; 25 người có trình độ học vấn Trung học phổ thông chiếm 11,8%; 98 người có trình độ học vấn Trung học cơ sở chiếm 46,4%; 46 có trình độ học vấn Tiểu học chiếm 21,8%; Không có người mù chữ. Như vậy trình độ học vấn thấp là nguyên nhân hạn chế sự hiểu biết cần thiết của người dân, trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

Phỏng vấn sâu Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường về trình độ học vấn của người dân phường Cao Xanh, đặc biệt là người dân khu7, khu 8 như sau:

“ Nói chung là trình độ học vấn của người dân toàn phường hiện nay là khá cao so với trước. Người dân khu7,khu8 có trình độ học vấn thấp hơn, đa số học hết lớp 7, nhưng vẫn còn nhiều người chỉ học tiểu học (lớp 3, lớp 4). Năm 2010 phường vừa tổ choc một lớp học xoá mù chữ cho khu7”.

Những người có trình độ văn hoá thấp cũng gặp những cản trở, ảnh hưởng tới việc tiếp thu những thông tin và kiến thức. Họ cũng bị hạn chế về quan hệ xã hội. Từ chỗ đó họ dễ bị rơi vào tình trạng lệ thuộc trong việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Trong nghiên cứu tử vong mẹ 2002 - Bộ y tế, nhóm mù chữ có tỷ lệ tử vong mẹ cao nhất 17,3%.

Kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể, trước hết là đó là trình độ học vấn, học vấn giúp cho việc nhận thức các phương pháp hữu hiệu cho việc phòng bệnh, phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng bệnh tật, xử lý tình huống trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Học vấn cũng là phương tiện quan trọng để tìm hiểu và tiếp thu tri thức về sức khoẻ sinh

sản và chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Vì vậy, người dân có trình độ học vấn thấp là nguyên nhân chính của tình trạng thờ ơ, thiếu hụt về kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

Xuất phát từ học vấn thấp kiến thức và hiểu biết chủ yếu bằng kinh nghiệm truyền lại thiếu cơ bản, hệ thống nên họ thường tự ty, an phận thủ thường. Điều này khiến họ khó tiếp nhận những kiến thức mới, phương pháp mới trong khi đó chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản có bước phát triển mới, cao hơn, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ sinh sản yêu cầu phải có những phương pháp, kỹ thuật mới.

4. Chất lượng dịch vụ y tế.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở phường Cao Xanh hiện nay khá đầy đủ, song vẫn còn hạn chế, tồn tại cần được quan tâm, khắc phục.

*Đội ngũ cán bộ y tế:

Phỏng vấn sâu anh H.V.S Trạm trưởng - trạm y tế phường cho thấy tình hình biên chế cán bộ của Trạm y tế phường hiện nay:

“Hiện tại Trạm y tế có 5 nhân viên, 1 điều dưỡng viên, 1kỹ thuật chưa có Bác sỹ mà chỉ có y sỹ thôi”

Với đội ngũ nhân viên y tế như vậy để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên toàn phường là điều hết sức khó khăn. Song cũng may mắn trên địa bàn phường lại được Trung ương, Thành phố đầu tư xây dựng một bệnh viện, một số cơ sở y tế để phục vụ sức khoẻ nhân dân do đặc thù nghề nghiệp “Khai thác than rất ô nhiễm”. Còn để có bác sỹ sản khoa, hay nữ hộ nữ sinh biên chế cho Trạm y tế phường để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản nhân dân vẫn là dấu chấm hỏi.

*Thiếu năng lực chuyên môn:

Với đội ngũ các bộ y tế của trạm như hiện nay, thì việc giải quyết những trường hợp cấp cứu nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh về các lĩnh vực như tai biến do nạo phá thai, nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, . . .,cũng như các kỹ thuật trong nạo, hút thai, khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc thai sản và trẻ sơ sinh sẽ gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Thiếu bác sỹ có chuyên môn, tay nghề cao cho dù trang thiết bị có được trang bị đầy đủ thì cũng không có người biết sử dụng, chế độ làm việc và tiền lương chưa thích hợp dẫn đến hiệu quả việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em/kế họach hóa gia đình còn hạn chế.

Trung bình chi phí cho khám chữa bệnh (không kể ốm đau nặng) của một gia đình khoảng 1.300.000đ/năm. Tuy nhiên con số này thấp hơn thực tế vì người dân ở đây chưa được nhà nước cấp bảo him miễn phí, khám chữa bệnh phải mất tiền. Điều đáng nói ở đây là rong 245 người được hỏi một năm gia đình chi cho khám chữa bệnh bao nhiêu tiền thì có tới 49 người trả lời không chi đồng nào cho việc khám chữa bệnh (chiếm 20%). Điều này cho thấy còn một bộ phận không ít gia đình còn chủ quan với sức khoẻ bản thân, họ thấy mình không ốm, không đau nên cho rằng mình có sức khoẻ và không bệnh tật nên cả năm không chi đồng nào cho việc thăm khám sức khoẻ. Từ thái độ chủ quan trên của các hộ gia đình nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả công tác chăm sóc sức khoẻ người dân nói chung và chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói riêng.

Khi hỏi về (lúc đau ốm thì gia đình thường đến đâu để khám bệnh thì đại đa số họ trả lời là đến Bệnh viện, Trung tâm y tế, Trạm y tế, Phòng khám, bệnh viện tư nhân …). Mặc dù có tái 20% số hộ gia đình trên tổng 245 hộ được hỏi có thái độ chủ quan với sức khoẻ bản thân, nhưng khi đã bị ốm đau thì họ đều đến Bệnh viện, các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh. Điều này cho thấy người dân đã có sự hiểu biết về sức khoẻ và bệnh tật, nếu ốm thì phải chữa trị chứ uống nước trắng thì không thể khỏi được bệnh.

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy người dân khu7 khu8 - phường Cao Xanh vẫn còn bị hạn chế về hưởng lợi từ dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nói chung, sức khoẻ sinh sản nói riêng, song họ đã có niềm tin vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ để chăm sóc sức khoẻ bản thân và gia đình.

5. Phong tục tập quán.

Việc sinh đẻ đối với người Việt Nam truyền thống là rất quan trọng, nhất là vùng nông thôn, miền núi, miền biển. Sự sinh đẻ không chỉ đơn thuần là hành vi tự nhiên sinh học nữa mà đã được (xã hội hoá) đến mức năm trong sự kiềm toả chi phối của cả hệ thống mùc về hành vi ứng xử. Những tập tục kiêng cữ nhiêu khê đối với trẻ sơ sinh và người mẹ ở các vùng văn hoá khác nhau đã phản ánh thực tế đó.

Những tập quán và niềm tin sai lầm, những tập quán kiêng khem quá mức, những hủ tục chăm sóc bà mẹ và trẻ em gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ còn tồn tại. ở một số cộng đồng còn có những chế tài nhất định liên quan tới sự vi phạm các tập tục dù ở mức độ nhẹ (thái độ của các thành viên lớn tuổi hơn trong gia đình và cộng đồng) tạo điều kiện cho việc áp đặt những tập quán này. Những yếu tố khác góp phần áp đặt những tập quán lên thực hành thai

nghén, sinh đẻ là sự phụ thuộc, sự thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin và trình độ văn hoá thấp của những phụ nữ trẻ.

Niềm tin của cộng đồng đối với chăm sóc y tế. Niềm tin này rất quan trọng đối với cộng đồng truyền thống, nó gây ra sự thay đổi hành vi trước khi thay đổi nhận thức. Vẫn còn gặp những nghi ngại nhất định về giá trị của vấn đề chăm sóc y tế, cho rằng việc thai nghén và sinh đẻ là hoàn toàn tự nhiên, không có gì cần đặc biệt quan tâm.

Cùng với các nhân tố kinh tế, các tác động của thể chế và tổ choc xã hội thì văn hoá, phong tục tập quán có một sức mạnh ghê gớm đối với việc chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ trong cộng đồng. Qua nghiên cứu cho thấy, phường Cao Xanh là nơi không còn tác động của văn hoá, phong tục, tập quán đậm nét, nhưng cũng không tránh khỏi những phong tục, tập quán đã trở thành lạc hậu, thành lực cản với tiến bộ xã hội. Và một trong những trở ngại lớn nhất đối với chương trình chăm sóc sức khoẻ của vùng biển phường Cao Xanh áp dụng cho các gia đình, đối với phụ nữ, đó là tập quán sinh sớm, sinh dày và sinh nhiều con của ngư dân biển. Điều này vừa gây khó khăn cho việc chăm sóc người mẹ, vừa cản trở khả năng chăm sóc trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh.

Phỏng vấn sâu Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ phường cho thấy:

“Những phụ nữ đã sinh con thứ 3 nhiều nhưng chỉ là quá khứ; nhiều nhất là nhóm ngư dân, nhóm phụ nữ đã ở độ tuổi 40; trong năm 2010 có phụ nữ sinh con thứ ba ở độ tuổi 30, đó là chị em sinh con một bề vẫn còn mang quan niệm đông của không bằng đông con, làm ăn kinh tế khá lên một chút thì muốn sinh thêm con”.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đằng sau các mong muốn mang tính đạo đức đó và tập quán thì nhu cầu sâu xa dẫn đến mong muốn có nhiều con là nhằm đáp ứng nhu cầu sức lao động và đặc thù nghiệp của họ là nghề đánh bắt xa bờ ,rất nguy hiểm tái tính mạng của các ngư dân.

Hiện nay, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã có chuyển biến nhiều nhưng tâm lý cần phải có con trai vẫn còn tồn tại khá dai dẳng trong một bộ phận đáng kể những ngư dân tại địa bàn nghiên cứu. Ngay chính bản thân người phụ nữ còn nặng nề về giá trị con trai (khát con trai), họ còn mong muốn có nếp có tẻ cho đủ, vậy thì với nam giới họ mong muốn có con trai để lối dõi, không bị thua thiệt kém các.

Tại địa bàn nghiên cứu thì quan niệm trọng nam khinh nữ gần như đã được xoá bỏ. Khi Phỏng vấn sâu Chủ tịch Hội lên hiệp phụ nữ phường về tâm lý thích sinh con trai của người dân đi biển để có thêm lao động thì được biết:

“Đúng là trước kia thì là như vậy nhưng giờ thì ít rồi, thậm chí giờ người ta con chán sinh con trai nữa là”. Vì sao? “Vì con trai bây giờ dễ hay mắc vào các tệ nạn xã hội như: cơ bạc, trộm cướp, nghiện hút…”

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, phụ nữ và nam giới đã nhận thức được nên kiêng khem những gì (không quan hệ tình dục sau sinh trong vòng 45 ngày, không dùng các chất kích thích) và nên bồi dưỡng nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thế nào. Cho con bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa và tận dụng nguồn sữa non giàu dinh dưỡng và sức đề kháng cao cho con. Phần lớn chị em đã nhận thức được việc người mẹ được ăn uống đầy đủ, được nghỉ ngơi, được động viên và chăm sóc của chồng, gia đình. Không nặng nề với tập quán kiêng cữ lạc hậu, khi hỏi đối tượng tại địa bàn nghiên cứu về thông tin chăm sóc con có được do đâu được biết:

“Em biết được cách chăm sóc con là từ các buổi tuyên truyền của cộng tác viên dân số, đài phát thanh của phường, các phương tiện thông tin đại chúng”

Như vậy, vai trò ảnh hưởng của các kênh truyền thông khác nhau có vai trò ảnh hưởng rất lớn đến kiến thức và hành vi sinh đẻ và nuôi con của phụ nữ.

Cùng với điều kiện kinh tế, trình độ dân trí của người dân thì một số phong tục, tập quán của bà con ngư dân đã làm cho công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cho người dân còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Trong những năm gần đây đời sống của người dân phường Cao Xanh ổn định hơn, mức sống có phần khá hơn trước, công tác chăm y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày một đảm bảo hơn trước.

Tuy nhiên, so với tốc độ phát triển chung của toàn phường thì khu7, khu8 - phường Cao Xanh vẫn còn khoảng cách về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Qua kết quả nghiên cứu và phân tích ở trên về kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình - phường Cao Xanh, có thể đưa ra kết luận sau:

Kiến thức của người dân về nội dung và ý nghĩa của sức khoẻ sinh sản chưa được đầy đủ, sự thiếu hiểu biết về sức khoẻ sinh sản như nạo hút thai, các biện pháp tránh thai, chăm sóc thai nghén, cách đề phòng và các nguy cơ đối với sức khoẻ sinh sản ccủa phụ nữ chủ yếu ở mớc độ cảm tính sơ sài.

Các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương tuy đã quan tâmđến công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình. Song mới chỉ ở mức chung chung chỉ đạo chưa thực sự đi sâu, đi sát.

Công tác thông tin, giáo dục truyền thông và tư vấn về sức khoẻ sinh sản còn thiếu sót về nội dung và loại hình, về kỹ năng giáo dục truyền thông, về tài liệu tuyên truyền vận động cũng như về kinh phí.

Người dân ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biển, hải đảo có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em cũng như kế hoạch hoá gia đình rất cao. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình tuy đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh song vẫn còn nhược điểm và tồn tại, bộc lộ những hạn chế ngày càng rõ rệt. Đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu nghiêm trọng, đặc biệt là Bác sĩ sản nhi, Nữ hộ sinh……

2. Giải pháp và kiến nghị 2.1. Giải pháp

Lợi ích của vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản là rất lớn, nó ảnh tới

Một phần của tài liệu kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình - phường cao xanh - t.p hạ long - t.quảng ninh (Trang 36 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w