- Đánh giá sự sát khít của khối vật liệu so với thành ống tuỷ theo Ashraf ElAyouti (2005):
D
A B
Diện tích các khoảng trống hiện diện trên các lát cắt:
Diện tích các khoảng trống đo được trên tiêu bản (%) Diện tích của toàn thể lát cắt đó
Ước lượng gần đúng khoảng trống (10 vi trường độ phóng đại 400 lần tương đương 2 mm2).
- Xác định số lượng các lát cắt có khoảng trống
- Xác định vị trí của các khoảng trống (nằm ở bên trong hay rìa ngoài khối vật liệu).
Hình 2.16: Khối vật liệu đồng nhất Hình 2.17: Xuất hiện khoảng trống giữa khối vật liệu
- Xác định chiều dài ống tuỷ của các răng thực nghiệm.
2.3.3.2. Nghiên cứu lâm sàng
- Đánh giá kết quả điều trị theo mỗi 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng. - Đánh giá bằng cách mời bệnh nhân đến khám lại theo định kỳ.
- Khi khám lại, bệnh nhân được khám lâm sàng, chụp X-quang răng đã điều trị.
Bảng 2.2: Theo dõi và đánh giá kết quả
Kết quả X-quang Lâm sàng
Thành công
- Hàn ống tuỷ đến đúng giới hạn chiều dài làm việc trên X-quang( đúng chóp răng X- quang hoặc cách chóp răng X-quang 0,5- 0,7 mm tuỳ từng trường hợp ống tuỷ). Khối chất hàn đặc, kín.
- Khoảng dây chằng quanh răng bình thường hoặc < 1mm, tổn thương trước đó đã được sửa chữa.
- Không có hiện tượng tiêu xương. - Lá cứng bình thường.
- Không đau, không có lỗ rò, không có dấu hiệu viêm nhiễm.
- Ăn nhai được
Thất bại - Hàn quá mức, chất hàn ra ngoài cuống, hàn không kín hoặc hàn thiếu > 2mm. - Tổn thương cũ lan rộng.
- Tăng độ rộng khoảng dây chằng quanh răng>2 mm. - Lá cứng bị tổn thương - Gãy dụng cụ. - Đau, các triệu chứng thực thể kéo dài dai dẳng.
- Sưng hoặc rò tái phát
- không thể ăn nhai. Nghi
ngờ
- Hàn quá chóp răng X-quang từ 0,5- 1mm, có khoảng trống trong khối chất hàn.
- Tổn thương cũ không thay đổi - Dây chằng giãn rộng, lá cứng bị tổn thuơng. Các triệu chứng không rõ ràng, hơi khó chịu khi gõ, sờ nắn hoặc nhai
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Dự kiến nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2012 tới tháng 9/2014 tại khoa Điều trị Răng người cao tuổi- Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội và Bộ môn Giải phẫu bệnh Trường Đại học Y Hà Nội.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu nghiên cứu được nhập vào phần mềm SPSS 16.0.
- Kết quả nghiên cứu được thể hiện bằng các bảng, biểu đồ và tỷ lệ %. - So sánh hai giá trị có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
2.6. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được Hội đồng chấm đề cương Nghiên cứu sinh thông qua, được sự đồng ý của Ban Giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương, được sự đồng ý của Khoa sau Đại học….. Đây là một nghiên cứu vì mục đích nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh, không vì mục đích gì khác. Mọi thông tin về bệnh nhân được giữ bí mật. Những bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu không bị phân biệt đối xử trong điều trị.
Chương 3
DỰ KIẾN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
3.1. Nghiên cứu thực nghiệm