CHƯƠNG III MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI QUẬN THANH XUÂN.

Một phần của tài liệu công tác quản lý nhà nước về vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận thanh xuân, hà nội (Trang 33 - 37)

d. Công tác cai nghiện và quản lý sau cai:

CHƯƠNG III MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI QUẬN THANH XUÂN.

TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI QUẬN THANH XUÂN.

Vấn đề giải quyết, phòng chống tệ nạn xã hội luôn là một yêu cầu bức thiết của đời sống xã hội, nhằm góp phần trong việc nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống tệ nãn xã hội, bản thân tác giả với thời gian thực tập tại Phòng Lao động thương binh xã hội quận Thanh Xuân, với sự quan sat, giúp đỡ công việc và nghiên cưu các tài liệu liên quan, xin được đưa ra một số khuyến nghị sau:

• Nguồn nhân lực và biên chế

Công tác phòng chống tệ nạn xã hội tại phòng Lao động thương binh xã hội quận Thanh Xuân do chị Trần Thị Thanh Thủy phụ trách, tuy nhiên bên cạnh

đó chị Thủy còn kiêm nhiệm công tác bảo trợ xã hội. Vì vậy không tránh khỏi tình trạng công việc chồng lấn, tồn đọng hỗ sơ. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội nói riêng và các công tác khác trong phòng nói chung, đề nghị Ủy ban tăng cường nguồn nhân lực, cán bộ cho phòng Lao động việc làm.

Mặt khác, nhằm nâng cao hiệu quả làm việc cũng như thúc đẩy tinh thần làm việc của cán bộ nhân viên trong phòng, đề nghị tăng thêm các loại phụ cấp, chế độ khen thưởng cho cán bộ, nhân viên trong phòng bên cạnh những khoản phụ cấp, khen thưởng hiện hành.

• Đối với các chính sách chuyên môn liên quan trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

Trên phương diện Nhà nước với các văn bản pháp luật quy định đến vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội:

Hoàn chỉnh các văn bản pháp luật hiện hành trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội: ma túy, mại dâm, tham nhũng, cờ bạc,..

Bổ sung cũng như xem xét lại sự quy định về chế tài xử phạt của nhà nước đối đối tượng tham gia tệ nạn xã hội, để mang tính răn đe hơn nữa nhất là trong công tác phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm.

Một số đề nghị cụ thể trong quy định của công tác quản lý sau cai nghiện: 1. Các trường hợp sau cai nghiện ma túy bắt buộc ngay khi về địa phương đã tái nghiện thì sau 6 tháng được tiếp tục lập, duyệt hồ sơ đưa đi cai nghiên bắt buộc, không phải sau 2 năm theo quy định. Do vậy đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi khoản 1 – Điều 3- Nghị định 135/2004/NĐ- CP.

2. Chỉ tiêu giao cho các quận huyện thực hiện chuyên đề phòng ngừa phát sinh người nghiện mới và cai nghiện tại cộng đồng là rất khó khăn. Thực tế cho thấy hằng năm trong số chỉ tiêu đưa đi cai nghiện bắt buộc giao cho các phường chiếm số đông là nghiện mới và người nghiện đưa cai nghiện bắt buộc tập trung 2 năm mà tỷ lệ tái nghiện còn cao, nay đưa cai nghiện trong thời

gian ngắn tại cộng đồng thì không có hiệu quả. Vì vậy cần có sự cân nhắc trong việc kiểm soát, giao chỉ tiêu cũng như sự phối kết hợp của các cơ quan, ban nghành liên quan trong cong tác cai nghiện và quản lý đối tượng cai nghiện

• Đối với chính sách với cấp cơ sở trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

a. Tăng cường cán bộ cấp cơ sở phục vụ cho công tác phòng chống tệ nạn xã hội

b. Đề nghị Thành phố cần khảo sát, kiểm tra đánh giá lại mô hình câu lạc bộ B93 và tổ chức sơ kết nhằm đánh giá thực tế hoạt động để điều chỉnh cho phù hợp.

c. Đề nghị Thành phố tăng kinh phí lập, bắt đối tượng đi cai nghiện bắt buộc và tăng mức phụ cấp hoạt động cho lực lượng tình nguyện viên để đáp ứng hiệu quả công tác.

d. Về hoạt động của Tình nguyện viên:

- hiện chưa có thống nhất chế độ đối với tình nguyện viên theo quyết định mới của UBND thành phố nên Tài chính chưa thanh toán tiền hộ trợ cho tình nguyện viên. Kinh phí hoạt động còn hạn hẹp.

- Sách báo dùng cho tuyên truyền còn thiếu.

KẾT LUẬN

Với khoảng thời gian thực tập ngăn ngủi tại Phòng Lao động thương binh và xã hội quận Thanh Xuân, đã giúp tôi có cái nhìn toàn diện về công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận, những khó khăn tồn tại cũng như những vướng mắc trong việc thực hiện công tác này tại đây. Với sự nghiên cứu và quan sát của bản thân, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống trên các phương diện: bổ sung nguồn nhân lực, hoàn thiện một số văn bản pháp luật liên quan, những thiếu sót trong công tác cơ sở.

Sự đổi mới đường lối kinh tế xã hội là sự lựa chọn mới về hệ thống giá trị cơ bản của xã hội ở nước ta đã đem lại sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ và sâu sắc trong đời sống xã hội kéo theo sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị trong mỗi người. Bên cạnh việc hình thành những giá trị mới, tích cực, sự phát

triển, mở cửa, hội nhập nền kinh tế thị trường và sự phát triển nhanh về khoa học công nghệ cũng làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống của giới trẻ, việc gia tăng tỷ lệ đối tượng tham gia vào tệ nạn xã hội ngày càng trẻ hóa, là vấn đề cần sự quan tâm gải quyết của tất cả các cấp nghành cũng như của toàn xã hội. Công tác quản lý nhà nước về vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý nhà nước hiện nay đối với các vấn đề xã hội. Một lần nữa công tác phòng chống tệ nạn xã hội là vấn đề đáng được quan tâm và hoàn thiện.

Một phần của tài liệu công tác quản lý nhà nước về vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận thanh xuân, hà nội (Trang 33 - 37)