Quan hệ đối tác để thúc đẩy doanh nhân xã hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu doanh nhân xã hội ở việt nam (Trang 26 - 30)

 Việc nghiên cứu về chủ đề này cùng các kinh nghiệm quốc tế cần được chia sẻ với các nhà tài trợ và với các tổ chức quốc tế để họ quan tâm và hỗ trợ cho các doanh nhân xã hội, điều này không chỉ để giúp huy động nguồn lực mà còn là hành động kêu gọi sự ủng hộ. Mô hình các DNXH thành công cũng cũng được chia sẻ.

 Xây dựng mạng làm việc với các nhà tài trợ, với các tổ chức quốc tế cũng là vấn đề quan trọng để tìm các cơ hội vận động mọi người ủng hộ cho DNXH và vai trọ của họ trong phát triển xã hội. Bước đầu trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nhà tài trợ và cộng đồng quốc tế có thể là việc tiến hành thảo luận với một số nhà tài trợ và tổ chức Phi Chính phủ quốc tế như Ford Foundation, Care International, ActionAid, UNDP, VSO, UNIFEM - những nơi quan tâm đến DNXH.

 Mặc dù các quỹ và các khoản tài trợ nhỏ chưa chú trọng đến việc phát triển DNXH nhưng CSIP vẫn có thể kêu gọi các tổ chức tham gia vào vấn đề này. Nếu khu vực này sẽ mở rộng trong thời gian tới, xây dựng mối quan hệ đối tác với các tổ chức này cũng là một chiến lược.

 Xây dựng quan hệ đối tác với các tổ chức như LIN Foundation, EFD có thể giúp CSIP huy động các nguồn lực kỹ thuật. Các dự án đồng tài trợ cũng là một phương án có thể được tính đến.

PHẦN 4: KẾT LUẬN

Những phát triển kinh tế gần đây của đất nước đã mang đến cả các lợi thế và các thách thức đổi với phát triển xã hội, trong đó DNXH có thể phát triển. Mặc dù có một số khó khăn trong việc dịch thuật ngữ này sang tiếng Việt, mọi người vẫn thấy thuật ngữ này đầy ý nghĩa và dần xuất hiện ở Việt Nam. Để thúc đẩy KDXH, việc đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào doanh nhân xã hội rất quan trọng, để nuôi dưỡng các giải pháp sáng tạo nhằm thay đổi xã hội.

Chúng tôi cho rằng DNXH cho rằng DNXH có thể hoạt động trong bất cứ một lĩnh vực nào của xã hội và dưới bất cứ một hình thức thể chế nào chẳng hạn như chính phủ, phi lợi nhuận, lợi nhuận, các tổ chức dựa trên cộng đồng hoặc các doanh nghiệp. KDXH nằm giữa đường ranh giới mờ nhạt giữa khu vực công, khu vực tư và xã hội dân sự, tuy nhiên nó được nhìn nhận như là một phần của xã hội dân sự đang ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam. Điều quan trọng cần ghi nhớ là DNXH có thể có các cách tiếp cận rất đa dạng trong cách thức giải quyết các vấn đề; họ không nhượng bộ trước mục tiêu thay đổi xã hội và phát triển xã hội. Cuối cùng, tiêu chí quan trọng nhất cho thành công của họ không phải là lợi nhuận họ làm ra mà là người sử dụng cuối cùng - những con người và xã hội mà họ phục vụ.

Chính phủ, khu vực tư và cộng đồng phát triển có thể đóng vai trò then chốt trong việc xác định và hỗ trợ một thế hệ mới các DNXH trong thời gian tới. CSIP là tổ chức đi tiên phong đặt nền tảng cho việc thể chế hoá DNXH và KDXH ở Việt Nam. Để theo đuổi sứ mệnh này, CSIP cần hoạt động đối tác với chính phủ, các nhà tài trợ, khu vực tư và cộng đồng để cải tiến khuôn khổ pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân, cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để xây dựng một môi trường thuận lợi cho việt phát triển các DNXH ở Việt Nam.

PHỤ LỤC 1: VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Năm 1957, có Luật tổ chức và nghị định số 57/TTG-ND, về hiệp hội chuyên môn.

• Nghị định 35/HDBT ngày 28/1/1992 bởi Hội Đồng Bộ Trưởng (giờ là Chính phủ), cho phép các tổ chức và cá nhân thành lập cơ quan nghiên cứu và triển khai khoa học, công nghệ, nên nếu cơ quan này do các đoành thể chính quyền thành lập, đó sẽ không phải tổ chức phi chính phủ trong nước.

• Thông tư 195/TT-LB do Ban tổ chức cán bộ chính phủ (GCOP) và bộ trưởng bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (MOSTE), hướng dẫn việc thực thi Nghị định 35/HDBT ở trên.

• Nghị định 177/1999/ND-CP ngày 22/12/99 công bố điều lệ tổ chức và vận hành quỹ xã hội và quỹ từ thiện.

• Luật Khoa học Công nghệ do Quốc hội thông qua ngày 9/06/2000 điều 27 cho phép và khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng công nghệ vào thực tiễn. Luật này thay thế nghị định 35/HDBT ngày 28/1/1992.

• Nghị định 88/2003/ND_CP ngày 30/07/2003 thay thế nghị định số 258/TTg ngày14/06/1957 của Thủ tướng về triển khai Luật số 1 02/SUL004 ngày 20/05/1957 về Quyền thành lập hiệp hội, hướng dẫn chi tiết về thành lập, vận hành và quản lý hiệp hội.

• Nghị định 148/2007/ND-CP dated 25/09/2007 công bố về việc thành lập và vận hành quỹ từ thiện và xã hội. Nghị định này thay thế nghị định 177/1999/ND-CP ngày 22/12/1999 ở trên.

Trong tất cả các văn bản pháp luật kể trên, chỉ duy nhất nghị định 177/1999/ND-CP (sau này là nghị định 148/2007/ND-CP) nhắc đến các tổ chức được thành lập dưới nghị định này được coi là các tổ chức phi chính phủ trong nước. Khuôn khổ pháp lý không rõ ràng dẫn đến khu vực tổ chức phi chính phủ trong nước bị thả trôi. Rất khó tìm thấy số liệu thống kê chính thức về tổ chức phi chính phủ trong nước và hoạt động của họ.

PHỤ LỤC 2: CÂU CHUYỆN DOANH NHÂN XÃ HỘI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu nghiên cứu doanh nhân xã hội ở việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)