để phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới đó là:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cá nhân trong cơ quan hành chính các Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện chức năng xây dựng, ban hành thể chế, kế hoạch, chính sách, quản lý vĩ mô đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện.
- Đối với việc bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhằm xây dựng cơ cấu tổ chức của Chính phủ
gồm các bộ, cơ quan ngang bộ làm chức năng quản lý nhà nước. Trên cơ sở xác định, điều chỉnh chức năng của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, về mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực trong tình hình mới.
- Việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ được nhấn mạnh như: Tách chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước với chức năng điều hành các tổ chức sự nghiệp công trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; theo đó, tách tổ chức hành chính với tổ chức sự nghiệp công để hoạt động theo các cơ chế riêng, phù hợp, có hiệu quả; cơ cấu lại tổ chức bộ máy bên trong của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
2.2.2 Đặc biệt, thực hiện theo định hướng Chương trình cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020:
12. Tiếp tục cải cách, cơ cấu lại Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phươngcác cấp. các cấp.
trong thực hiện quyền hành pháp - hành chính mới.
2.1.3.2 Tổ chức bộ máy Chính phủ nhỏ; các bộ, cơ quan ngang bộ với số lượng khoảng 20 theo mô hình tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực có chức năng quản lý nhà nước thống nhất về ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước và cơ cấu Chính phủ phù hợp để ổn định lâu dài cho quản lý phát triển.
2.1.3.3 Kiên quyết tách chức năng quản lý hành chính nhà nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, bộ trưởng khỏi chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, sự nghiệp, dịch vụ công của các tổ chức sự nghiệp theo yêu cầu độc lập và tự chủ theo pháp luật.
13. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của nhiều người nền hành chính nước ta hiện nay là nặng nề ,
không đáp ứng được yêu cầu của công cuộc phát triển của đất nước. Muốn thực hiện việc cải cách hành chính, trước hết chúng ta phải nhìn ra đâu là các nhân tố để cho một nền hành chính vận hành nó. Lâu nay chúng ta đã làm nhiều việc như gộp, tách các bộ, cơ quan nhưng chung quy vẫn chỉ là những cải cách nhân tố thể chế, còn nhân tố con người ít được chú trọng.Do đó, để việc cải cách đạt hiệu quả cao, cần huy động không nhỏ nguồn nhân lực bên cạnh việc gộp hay tách các Bộ, cơ quan ngang Bộ; song song đó, các quy định về luân chuyển, chuyển ngành, nghỉ việc hay làm tinh giản bộ máy đều là những cách khắc phục hiệu quả hiện nay.