4.1. Kết luận:
Với chủ trương mở rộng phạm vi đầu tư xây dựng hạ tầng của Thành phố cũng như với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, việc phải nghiên cứu xử lý các khu vực có địa chất yếu để có thể khai thác là việc làm hết sức cần thiết. Để có được các giải pháp xử lý hợp lý, đòi hỏi các số liệu khảo sát địa chất đất yếu cần phải hết sức đầy đủ và chính xác. Thông qua các tài liệu khảo sát địa chất, thiết kế xử lý đất yếu dưới nền đắp các công trình xây dựng trên địa bàn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh thu thập được, chúng ta có thể đánh giá về nguồn gốc hình thành đất yếu, phân loại và phân vùng các khu vực địa chất là đất yếu ở thành phố đồng thời có những đánh giá, đề xuất chọn lựa giải pháp xử lý đất yếu dưới đất đắp hợp lý cho từng khu vực.
Thông qua quá trình thu thập tài liệu, nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng thực tiễn, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:
4.1.1. Xác định được các đặc trưng cơ bản của địa chất đất yếu khu vực quận 7 thành phố Hồ Chí Minh đồng thời xây dựng họa đồ khu vực địa chất trên địa bàn quận 7:
Dựa trên các số liệu khảo sát địa chất về đất yếu các công trình trên địa bàn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh do các đơn vị Tư vấn thiết kế thực hiện, thông qua việc tổng hợp xử lý số liệu, có thể nhận thấy có 03 phân vùng có vùng đất yếu lớn: phân vùng 1 có chiều sâu đất yếu từ 5-12m, phân vùng 2 có chiều sâu đất yếu từ 12-20m, phân vùng 3 có chiều sâu đất yếu 20-25m với chỉ tiêu cơ lý của lớp đất yếu 3 vùng khác nhau.
Kết quả trên đã tạo cơ sở cho công tác đánh giá quy mô, xác định phạm vi phân bố của các loại địa chất yếu đồng thời sẽ là căn cứ để đề ra giải pháp cơ bản về xử lý nền đắp và quy hoạch độ cao xây dựng ứng với từng khu vực cho phù hợp ở giai đoạn nghiên cứu sau này trên địa bàn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật
Ngoài ra, thông qua việc thu thập, phân tích các số liệu về địa chất, đề tài cũng đã phát hiện ra một số tồn tại trong công tác khảo sát địa chất công trình và kiến nghị một số giải pháp khắc phục.
4.1.2. Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các giải pháp xử lý đã được áp dụng trên địa bàn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh :
Dựa trên các tài liệu thu thập và tình hình thực tế triển khai các giải pháp xử lý đất yếu dưới nền đắp đã và đang áp dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đối chiếu với các khái niệm, quy định về loại đất yếu, đề tài đã phân tích, đánh giá ưu nhược điểm, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các giải pháp xử lý đã được áp dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Qua các công trình đã xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả cũng nhận thấy Tư vấn thiết kế chỉ chú trọng đến vấn đề lún mà không quan tâm đến tốc độ lún cũng như cấu tạo làm việc đồng thời giữa mặt đường và nền đường dẫn đến lãng phí như có nhiều công trình độ lún cố kết bé thì lại quy về độ lún cố kết vô cùng để xử lý giải pháp đất yếu tốn kém không đảm bảo về hiệu quả kinh tế.
4.1.3. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp công nghệ xử lý đất yếu dưới nền đắp phù hợp với điều kiện khu vực quận 7:
Trên cơ sở các phân tích đánh giá tình hình, đặc trưng địa chất đất yếu trong khu vực, so sánh đối chiếu các giải pháp xử lý khác nhau, đề tài đã kiến nghị 03 giải pháp cho 03 loại đặc điểm địa hình - địa chất đặc trưng cho khu vực xây dựng nền đắp trên địa bàn quận 7:
+ Phân vùng 1 với chiều sâu đất yếu từ 5-12m thì giải pháp hợp lý xử lý đất yếu là giải pháp thay một phần đất yếu kết hợp trải vải địa kỹ thuật với giá thành là 13 triệu/ km.
+ Phân vùng 2 với chiều sâu đất yếu từ 12-20m thì giải pháp hợp lý đất yếu là giải pháp giếng cát với giá thành là 40 triệu/ km.
Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật
+ Phân vùng 3 với chiều sâu đất yếu từ 20-25m thì giải pháp hợp lý đất yếu là giải pháp giếng cát với giá thành là 40 triệu/ km.
+ Giải pháp cọc đất gia cố xi măng chỉ thích hợp với đường có chiều cao đất đắp lớn hơn 5m.
Tác giả cũng nghiên cứu được phạm vi gia cố xử lý hợp lý cho đất nền đó là 02 phạm vi gia cố gồm phạm vi khối hình chữ nhật và phạm vi khối tam giác ở dưới taluy có chiều dài gia cố khác nhau. Tại Chương 2 đồ án cũng cho thấy hầu hết các công trình đều có phạm vi gia cố đất nền có chiều dài bằng nhau dẫn đến lãng phí không đảm bảo hiệu quả kinh tế kỹ thuật, qua đó tác giả cũng lựa chọn được chiều dài khoảng cách bố trí cọc đất gia cố xi măng hợp lý.
Đề tài cũng đã xây dựng các bảng biểu phục vụ cho việc tra cứu độ ổn định, độ lún dự báo nhằm giúp cho các chủ đầu tư, các đơn vị Tư vấn thiết kế rút ngắn thời gian tính toán ở giai đoạn lập dự án đầu tư các công trình xây dựng hạ tầng qua khu vực đất yếu.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan Quản lý Nhà nước lĩnh vực chuyên ngành có liên quan như Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch Đầu tư trong việc đánh giá đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật cũng như các Chủ đầu tư, các đơn vị Tư vấn thuận lợi hơn.
4.2. Kiến nghị:
4.2.1. Đối với công tác khảo sát địa chất công trình:
- Kiến nghị các Chủ đầu tư cần có sự quan tâm đến công tác đánh giá các số liệu khảo sát địa chất, đặc biệt là các vị trí, khu vực đất yếu đảm bảo tính chính xác.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước (Sở Tài nguyên - Môi trường là cơ quan chủ trì) cũng cần có những quy định, hướng dẫn kịp thời thống nhất về biểu mẫu, các yêu cầu đối với số liệu địa kỹ thuật mà công tác khảo sát địa chất đất yếu cần cung cấp, để định hướng cho công tác khảo sát và thiết kế xử lý đất yếu được phù hợp với quy định hiện hành.
Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật 4.2.2. Đối với công tác thiết kế xử lý đất yếu:
- Các đơn vị Tư vấn cần quan tâm nghiên cứu kỹ quy trình, đối chiếu với thực tế triển khai để từ đó rút được những kinh nghiệm xử lý phù hợp cho từng trường hợp, cung cấp những thông tin cần thiết về các vướng mắc tồn tại xảy ra trong quá trình xử lý đất yếu do mình thực hiện, trao đổi với nhau những kinh nghiệm thực hiện, cũng như có những kiến nghị đề xuất điều chỉnh Quy trình, quy phạm kịp thời, đảm bảo việc thiết kế và xây dựng công trình trên đất yếu được ổn định, vững chắc.