Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Thực trạng về độ rủi ro trong đầu tư phát triển. (Trang 33 - 35)

Đầu tư phát triển nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém ảnh hưởng đến tốc độ và chất lượng phát triển kinh tế xã hội. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ( đường giao thông, cảng biển, bệnh viện tại các thành phố lớn …) quá tải, thiếu điện cho sản xuất và sinh hoạt. Trong khi đó tiến độ thực hiện các dự án sử dụng vốn nhà nước rất chậm, thủ tục xây dựng đầu tư rườm rà, hiệu quả của nhiều dự án thấp còn thất thoát lãng phí so với đầu tư bằng những nguồn vốn khác. Tình trạng bố trí dàn trải, đầu tư thiếu đồng bộ vẫn khá phổ biến.

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư, chất lượng lập, việc thẩm định dự án, phê duyệt dự án tại một số bộ, ngành địa phương chưa tốt, công tác khảo sát thiết kế lập dự toán của nhiều đơn vị được kiểm toán chưa đáp ứng được yêu cầu, các

dự án phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện có xu hướng tăng lên. Vẫn còn nhiều vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, an toàn giao thông…gây bức xúc trong dân chúng.

Tất cả những tồn tại trên đều có nguyên nhân đó là sự phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương vẫn còn thiếu đồng bộ. Năng lực của một bộ phận các chủ thể gồm cả cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng cơ bản chưa ( chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu ) chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng. Công tác kiểm tra , thanh tra, kiểm toán điều tra, truy tố, xét xử và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản chưa đạt kết quả như yêu cầu của quá trình đổi mới và mong mỏi của mọi người dân cả nước.

Trong thời gian tới trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực này, nâng cao chất lượng tính pháp lý của công tác quy hoạch, kế hoach, cơ cấu hợp lý các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản , đổi mới nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tăng cường vai trò quyết định giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, vai trò chỉ đạo điều hành của Chính phủ và UBND các cấp. Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó việc ban hành các văn

bản phải đảm bảo tính đồng bộ, kịp thời, tránh sự chồng chéo sơ hở phân cấp quản lý mạnh hơ nữa cho các địa phương, nâng cao tính pháp lý của công tác quy hoạch, đổi mới nâng cao hiệu quả hiệu lực công tác quản lý xây dựng cơ bản, xử lý nghiêm các sai phạm.

Một phần của tài liệu Thực trạng về độ rủi ro trong đầu tư phát triển. (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w