Đối với các trường đại học

Một phần của tài liệu “Đào tạo và phát triển cán bộ quản lý trong doanh nghiệp thông qua các chương trình liên kết (Trang 30 - 40)

5. BDCB quản lý DN

2.3.2.Đối với các trường đại học

Các trường đại học chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo một cách chuyên nghiệp hơn

Qua các chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học TCTy đều tiến hành lập phiếu đánh giá đào tạo sau mỗi khoá học. Trong nội dung của phiếu đánh giá có phiếu hỏi về chất lượng và nội dung đào tạo, nếu trường đại học không chú tâm vào nâng cao trình độ giảng dạy của đội ngũ giảng viên, nội dung đào tạo không phù hợp sẽ được các học viên phản ánh lại qua phiếu đánh giá. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới uy tín của nhà trường, nhà trường sẽ không được lựa chon để liên kết đào tạo nữa. Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và TCTy xăng dầu đã liên kết với nhau trong nhiều năm để đào tạo cán bộ quản lý cho TCTy chứng tỏ chất lượng và hiệu quả đào tạo của trường rất tốt.

Các trường đại học có thêm nguồn thu nhập cho nhà trường và giáo viên của trường

Tính từ năm 2001-2005 TCTy bỏ ra 12.614.000.000 cho đào tạo cán bộ quản lý vì vậy nên nguồn thu nhập của các trường đại học trong các chương trình liên kết đào tạo quả thực không phải là nhỏ. Với nguồn thu nhập này giúp nhà trường đầu tư hơn nữa vào trang thiết bị quảng dạy, bồi dưỡng giáo viên của trường nâng cao trình độ và kỹ năng giảng dạy, giáo viên cũng có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, nhà trường cũng đầu tư vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức các chương trình đào tạo chuyên nghiệp hơn, đáp ứng được nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý của các doanh nghiệp tốt hơn.

Giáo viên, sinh viên của trường được tiếp cận với vấn đề thực tiễn, đòi hỏi chất xám cao

Qua các chương trình liên kết của TCTy với các trường đại học mà có sự kết hợp của cán bộ quản lý của TCTy với giáo viên của trường đại cùng nhau xây dựng nội dung,phương pháp đào tạo lẫn giảng dạy các giáo viên của trường có cơ hội được nghiên cứu tiếp cận những vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp. TCTy cũng có những dịp giao lưu với sinh viên của trường để cùng trao đổi kinh nghiệm quản lý giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp và biết được doanh nghiệp cần nhân viên như thế nào? để có hướng phấn đấu trong học tập rèn luyện.

Qua các chương trình liên kết đào giữa doanh nghiệp với các trường đại học chúng ta thấy nó không chỉ đem lại rất nhiều những lợi ích cho cả hai phía mà còn đem lại nhiều lợi ích cho các đối tượng khác như sinh viên, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp, với nhà nước, với xã hội, xa hơn nữa là với sự phát triển của quốc gia.

2.4.Hạn chế của các chương trình liên kết đào tạo

Bên cạnh những lợi ích đã đạt được từ các chương trình liên kết của TCTy với các trường đại học thì những chương trình đào tạo này vẫn còn có một số những hạn chế sau:

Đào tạo ngoại ngữ và tin học còn có những hạn chế

Trong giai đoạn 2001-2005 TCTy đã tăng cường việc đào tạo tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ quản lý với 630 lượt người và 19 khoá đào tạo, kinh phí đào tạo là 700 triệu đồng. Mặc dù TCTy đã cử người đi học ở các trường, trung tâm đào tạo ngoại ngữ trong nước và nước ngoài nhưng hiệu quả chưa cao thể hiện qua khả năng ứng dụng ngoại ngữ vào công việc còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Nguyên nhân của tình trạng này do cán bộ quản lý được cử đi đào tạo không chú tâm vào việc học tập và không có môi trường để thực hành thường xuyên.

Đào tạo tin học còn lúng túng về nội dung đào tạo do chi phí đào tạo cao nên TCTy chỉ liên kết đào tạo về những kỹ năng tin học văn phòng, thư tín điện tử thông thường,

các chương trình đào tạo nhằm phục vụ công việc chuyên môn cho cán bộ quản lý chưa được triển khai do chi phí đào tạo cao.

Chưa thật sự đồng bộ giữa nhận thức và hành động

Chương trình đào tạo cán bộ quản lý thông qua các chương trình đào tạo cơ bản và nâng cao với trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân tuy đạt được kết quả bước đầu nhưng mới chỉ dừng lại ở chương trình đào tạo cơ bản là chủ yếu, phần kiến thức tương đối đày đủ nhưng kỹ năng quản lý còn ít. Chương trình đào tạo này chỉ tập trung vào đào tạo cán bộ quản lý có chức danh mà chưa triển khai rộng đến cán bộ chuyên môn nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực điều này ảnh hưởng đến việc tạo nguồn cán bộ trong tương lai.

Năng lực của một số cơ sở đào tạo của các trường đại học chưa cao

Trong việc đào tạo cửa hàng trưởng TCTy và các đơn vị thành viên đã liên kết với trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Thương Mại trên cơ sở nội dung đào tạo do TCTy soạn thảo nhưng tại cơ sở đào tạo này các phương tiện dành cho việc đào tạo cũ và lạc hậu, đội ngũ giảng viên có trình độ không cao, phương pháp giảng dạy không tiên tiến chính vì thế mà hiệu quả không cao.

Sự quan tâm của cán bộ quản lý đối với công tác đào tạo chưa cao

Sự quan tâm đối với công tác đào tạo cán bộ quản lý của TCTy chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới, phát triển và hội nhập ngày nay.

Lãnh đạo các phòng nghiệp vụ TCTy, Giám đốc và các phòng nghiệp vụ của các đơn vị thành viên với tư cách là người phát hiện, đề xuất các nhu cầu đào tạo lại chưa chủ động đặt ra các nhu cầu thiết thực nên kế hoạch đào tạo hàng năm còn mang nặng tính chủ quan của người tham mưu trong công tác đào tạo.

Các cán bộ quản lý tham gia vào các chương trình liên kết đào tạo chưa có sức ép từ công việc nên sự tham gia các khoá đào tạo mới chỉ dừng lại ở việc thay đổi nhận thức, việc vận dụng các kiến thức vào trong thực tiễn công tác còn hạn chế.

Nhiều trường hợp sử dụng cán bộ quản lý sau đào tạo còn chưa phù hợp

Nhiều cán bộ khi được đào tạo không được làm các công việc theo chuyên môn được đào tạo mà làm các công việc khác sau một thời gian mới làm công việc chuyên môn điều này làm mai một các kiến thức được đào tạo.

Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình liên kết giữa doanh nghiệp với các trường đại học trong đào tạo và phát triển cho

cán bộ quản lý

1.Một vài nhận xét

Hiện nay sự liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý là hết sức cần thiết, góp phần vào việc phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập WTO. Có được mối liên kết phù hợp sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, các trường đại học bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và các trường đại học.

Nhận thức được điều đó các doanh nghiệp và trường đại học liên kết đào tạo với nhau dưới nhiều đa dạng và phong phú thoả mãn mọi nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, nó cũng thể hiện được sự quan tâm của các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sự gắn kết giữa doanh nghiệp với các trường đại học ngày càng trở nên phổ biến nó như là một tất yếu khách quan của sự phát triển.

Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu khoa học cho sự liên kết giữa doanh nghiệp với các trường đại học ở thực tế Việt Nam nên các hình thức liên kết tuy đa dạng, phong phú nhưng vẫn chưa phát huy hết các lợi ích của nó mà còn nảy sinh ra tình trạng loạn liên kết, nghĩa là các trường đại học mở ra nhiều các cơ sở đào tạo để liên kết với các doanh nghiệp trên khắp các khu vực trong cả nước nhưng chỉ một số trường có uy tín thì chất lượng đào tạo tốt còn những trường năng lực đào tạo yếu không đào tạo tốt cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp gây lãng phí rất lớn và làm giảm động lực học tập của người học. Những cơ sở đào tạo yếu kém không đáp ứng được các yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho doanh nghiệp dẫn đến các doanh nghiệp đi tìm các cơ sở đào tạo ở nước ngoài để liên kết tuy chi phí bỏ ra cao nhưng hiệu quản đào tạo tốt hơn, điều này cũng đặt ra thách thức với các trường đại học ở Việt Nam. Qua

những hạn chế của sự liên kết này cho thấy Nhà nước, doanh nghiệp và các trường đại học chưa hợp tác chặt chẽ với nhau để phát huy những mặt tích cực của các chương trình liên kết này.

2.Các kiến nghị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phía nhà nước

Nhà nước có chính sách đầu tư nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo trong nước, cần xây dựng được hệ thống về đào tạo quản trị doanh nghiệp cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp với đội ngũ giảng viên có chất lượng cao và cơ sở phục vụ ngang tầm với nền giáo dục hiện đại trên thế giới để đáp ứng được các nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý trong điều kiện hội nhập hiện nay. Hệ thống đào tạo này cần được đặt tại các trường Đại học để khai thác trình độ năng lực tư vấn của đội ngũ giảng viên.

Nhà nước xây dựng các cơ chế trong liên kết như cơ chế đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp cho các trường đại học vì từ trước đến nay các trường đại học đào tạo theo chỉ tiêu của nhà nước, cơ chế lợi ích giữa hai bên để đảm bảo tính hợp pháp và hài ho à trên cơ sở phương trâm “ hai bên cùng có lợi” là động lực thúc đâỷ và cũng là bảo đảm cho mối liên kết bền vững hơn.

Nhà nước cần thay đổi cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước để làm tăng động lực cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào đào tạo cán bộ quản lý, vì nhà nước vẫn có những ưu đãi cho các công ty cổ phần có vốn của nhà nước điều này không tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dẫn đến nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp này chưa cao.

Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo cho chính xác tránh thực hiện một cách chung chung, cảm tính sẽ gây lãng phí tài chính cho doanh nghiệp,

hơn nữa xác định không đúng đối tượng đào tạo sẽ tạo ra tình trạng học viên không hứng thú với các khoá học.

Lựa chọn các trường đại học có uy tín trong đào tạo và quản lý các chương trình đào tạo để cử cán bộ quản lý sang học tập tại trường hoặc xin các ý kiến tư vấn của nhà trường trong đào tạo.

Tăng sự cam kết của lãnh đạo các doanh nghiệp trong đào cán bộ quản lý cho doanh nghiệp mình: Lãnh đạo doanh nghiệp là người đề ra các chính sách, qui định về đào tạo cán bộ quản lý đối với doanh nghiệp mình, các giải pháp đào tạo cán bộ quản lý của doanh nghiệp có thực sự hiệu quả hay không cần có sự nghiêm túc trong việc tổ chức thực hiện, khi thực hiện cần có sự hướng dẫn và giám sát để hoàn thành các kế hoạch đào tạo hiệu quả.

Nâng cao ý thức học tập của các cán bộ quản lý khi được đào tạo cần phải có sự chuyên tâm hoc tập vào các khoá liên kết đào tạo của daonh nghiệp với các trường đại học.

Phản hồi lại kết quả đào tạo sau mỗi khoá học với các trường đại học đã liên kết để cùng đưa ra phương pháp, nội dung đào tạo tốt hơn trong những khoá học tiếp theo.

Đối với các trường đại học

Các trường đại học cần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy giỏi về chuyên môn, khả năng sư phạm tốt. Đội ngũ giảng viên là những người có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của mỗi khoá đào tạo nên nhà trường cần chú trọng công tác đào tạo cho chính giáo viên trong trường cho phù hợp với những yêu cầu quốc tế.

Các trường đại học cần đầu tư cơ sở vật chất trong đào tạo và các phương tiện giảng dạy hiện đại, đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, các dịch vụ hậu cần chu đáo.

Đa dạng hoá các hình thức đào tạo cho phù hợp với nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp, thiết kế nội dung và phương pháp đào tạo tiên tiến, chú trọng các kỹ năng thực hành, tương hợp với yêu cầu thực tiễn và khả năng hội nhập quốc tế.

Đa dạng hoá các nguồn tài chính để tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo và phát triển: Hiện nay nguồn lực tài chính của các trường đại học để đầu tư vào các hoạt động đào tạo và phát triển còn rất hạn chế nên nhà trường cần chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ từ bên ngoài có thể là các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, nhà nước.

Tích cực tìm kiếm các đối tác là các doanh nghiệp đến liên kết với nhà trường, tránh để tình trạng các doanh nghiệp tìm đến các cơ sở đào tạo nước ngoài do các trường đại học thờ ơ với việc đào tạo thông qua các chương trình liên kết với doanh nghiệp. Phải nâng cao chất lượng cũng như uy tín đào tạo thu hút các doanh nghiệp đến liên kết với nhà trường.

Kết luận

Áp lực của hội nhập và phát triển ngày càng trở lên rõ nét buộc chúng ta phải vận động để tồn tại. Trong đó trong đó tài nguyên nhân sự trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu để có thể thành công trong thời đại ngày nay của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy hoạt động bồi duỡng và phát triển là một hoạt động không thể thiếu được của các tổ chức, các doanh nghiệp để có thể tạo ra lực lượng lao động giỏi là cơ sở quyết định thành công trong mọi hoạt động khác. Đầu tư cho đào tạo và phát triển chính là sự lựa chọn thông minh và sáng suốt cho bất kì doanh nghiệp nào.

Thông qua các chương trình liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp với các trường đại học trong đào tạo và phát triển cán bộ quản lý trong doanh nghiệp đã tạo ra những lợi ích thiết thực cho cả hai bên, sự liên kết này là một tất yếu khách quan trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Hình thức của các chương trình liên kết diễn ra rất đa dạng, phong phú chứng tỏ phần nào được sự cần thiết của các chương trình liên kết đào tạo nó giúp cho doanh nghiệp và đất nước có đựơc nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp, của đất nước. Bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn có những hạn chế của các chương trình liên kết đào tạo đòi hỏi có sự kêt hợp giữa ba bên là nhà nước- trường đại học- doanh nghiệp để các chương trình liên kết hiệu quả hơn đáp ứng được những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực trong thời đại hội nhập.

Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót em rất mong được góp ý kiến để đề án này được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi Anh Tuấn đã hướng dẫn em hoàn thành được đề án này.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo 2001-2005, tài liệu nội bộ của TCTy xăng dầu Việt Nam, năm 2005

2. TS. Trần Kim Dung, Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, 2005

3. Ths. Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động xã hội, 2004

4. PTS. Nguyễn Thành Hội, Quản trị nhân sự, NXB Thống Kê, 1999

Một phần của tài liệu “Đào tạo và phát triển cán bộ quản lý trong doanh nghiệp thông qua các chương trình liên kết (Trang 30 - 40)