II. Vai trò của lao động với phát triển kinh tế ở Việt Nam
2. Các giải pháp phát triển cầu lao động
2.1. Lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp
- Tạo ra cực tăng trưởng kinh tế nhanh và hiện đại kết hợp với chiến lược tăng trưởng một cách đồng đều:
Thởi gian qua chúng ta đã tập trung ưu tiên một số vùng trọng điểm, việc phát triển cực tăng trưởng đã giảm khả năng tạo việc làm. Tăng trưởng đồng đều giữa các vùng kinh tế giảm bớt chênh lệch về kinh tế, thu nhập giữa các nhóm người trong xã hội vì vậy cần:
+ Xác định rõ các ưu tiên trong việc đầu tư tăng trưởng cho các vùng + Tập trung đầu tư cho các vùng tăng trưởng chậm, vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Đó là việc nâng cao năng suất lao động, phổ biến thông tin cho người dân, giao quyền sử dụng đất và hình thức quan hệ sản xuất phù hợp
- Lựa chọn phát triển các ngành kinh tế hiện đại kết hợp duy trì các ngành kinh tế truyền thống phục vụ xuất khẩủ
+ Tập trung vào các ngành công nghiệp khai thác để tận dụng nguồn tài nguyên của đất nước.
+ Phân bố đầu tư hợp lý và hỗ trợ với ngành kinh tế đặc thù
+ Nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách xóa bỏ hàng rào thuế quan và các hàng rào khác.
2.2. Tiếp tục cải cách các doanh nghiệp nhà nước tạo môi trường kinh doanh lành mạnh nhằm phát triển và thu hút việc làm. doanh lành mạnh nhằm phát triển và thu hút việc làm.
Các doanh nghiệp nhà nước thường làm việc kém hiệu quả, trả lương quá cao cho lao đông không có trình độ chuyên môn cao vì đa số là con em trong ngành, con ông cháu cha. Vì thế dẫn tới hiện tượng chảy máu chất xám. Chiến lược trong thời gian tới tiếp tục tạo cơ hội bình đẳng cho các khu vực kinh tế.
- Tăng khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước, giảm các bảo hộ, ưu đãi với khu vực này và lành mạnh hóa môi trường kinh doanh.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách về vấn đề giải quyết lao động dôi dư trong quá trình cơ cấu lại. Làm sao vừa đạt mục tiêu giảm lao động , vừa giảm thiểu các tác động tiêu cực.
+ Tập trung thực hiện chính sách “ hỗ trợ chủ động” như: đào tạo lại, hỗ trợ vốn tạo việc làm, thông tin tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động.
2.3. Thay đổi chính sách bảo hộ, chính sách giá, tiền lương linh hoạt
Chính sách về giá cả, tài chính tiền tệ tác động lớn đến việc lựa chọn mô hình công nghệ và sử dụng lao động. Để phát triển thị trường một cách đồng bộ cần:
- Thực hiện chính sách lãi suất tương đương trong hâù hết các hoạt động tín dụng
- Nới lỏng chính sách kiểm soát tiền lương hoặc quy định tiền lương cứng nhắc trong khu vực doanh nghiệp nhà nước và đầu tư nứơc ngoài
- Đánh thuế các khoản nhập khẩu từ nước ngoài vào
- Áp dụng chế độ tiền lương theo hiệu quả công việc. Tăng lương cho lao động có trình độ cao và thu hút lao động có tay nghề ở các nước khác.
- Tăng tiền lương tối thiểu đi đôi với kiềm chế lạm phát để cho cuộc sống của người lao động thực sự được cải thiên.
Để phát triển kinh tế cơ cấu lao động trong nông nghiệp cần phải giảm tức là số lao động trong nông nghiệp giảm xuống và chuyển số lao động này sang khu vực phi nông nghiệp cả thành thị và nông thôn. Như vậy kinh tế nông nghiệp cần phải tăng năng suất lao động, thâm canh tăng vụ làm sao đảm bảo cuộc sống của nhân dân, còn khu vực nông thôn phải thu hút thêm việc làm trong khu vực phi nông nghiệp để đảm bảo công nghệp hóa khu vực này. Các giải pháp cụ thể:
- Tạo điều kiện tối đa về cơ chế chính sách cũng như đầu tư để có thể nhanh chóng thiết lập quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn ở nông thôn
- Thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn đó là : cung cấp cho người nông dân, thợ thủ công càng nhiều thông tin càng tốt về thị trường và kĩ thuật dưới hình thức dễ hiều và chi phí thấp nhất, tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao động quốc tế; đẩy mạnh chính sách tín dụng nông thôn; xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cơ sở nông nghiệp và nông thôn; đa dạng hóa sản xuất, tập trung nghiên cứu dụng và triển khai...
- Phát triển và khôi phục làng nghề truyền thống của nông thôn.
2.5. Khuyến khích phát triển khu vực kinh tế ngoài nhà nứơc, doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng qui mô thị trường chính thức: nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng qui mô thị trường chính thức:
- Tăng cường vốn đầu tư cho khu vực tư nhân để tạo thêm việc làm
- Xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân.
- Nâng cao uy tín và vị thế tư nhân trên thị trường trong nước và quốc tế - Nhà nước có chính sách khuyến khích thành lập công ty và doanh nghiệp mới trên các lĩnh vực mới về công nghệ và khoa học.
- Có ưu đãi và bảo hộ đắc lực cho doanh nghiệp cạnh treanh trên thị trường quốc tê.
- Các doanh nghiệp nhà nước cần tinh giản biên chế để có một cơ cấu gọn nhẹ hợp lý và năng suất cao hơn.